3.2.1. Tình hình lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy
Lợn con giai đoạn sau cai sữa và chuyển sang giai đoạn nuôi thịt thường hay bị bị rối loạn tiêu hóa, một trong những nguyên nhân gây nên là lợn chưa quen với thức ăn mới về thành phần các chất dinh dưỡng.
Chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn nuôi thịt để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm đến sức khỏe của của lợn thịt. Số liệu theo dõi về số lượng lợn mắc tiêu chảy được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn
Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Đ/C TN1 TN2 TN3
Số lợn con theo dõi (con) 20 20 20 20
Thời gian theo dõi lợn (ngày) 121 121 121 121
Số lợn mắc tiêu chảy (con) 5 4 4 3,5
Thời gian lợn mắc bệnh (ngày) 15 12 11 10
Thời gian an toàn (ngày) 106 107 110 112
Tỷ lệ mắc bệnh (%) 25 20 20 15
Số liệu thu được cho thấy ở tất cả các lô thí nghiệm đều có lợn bị rối loạn tiêu hóa với tỷ lệ tương đối cao, lô đối chứng có 5 con mắc chiếm tỷ lệ 25%, lô thí nghiệm 1 có 4 con mắc chiếm tỷ lệ 20%, lô thí nghiệm 2 có 4 con mắc chiếm tỷ lệ 20%, lô thí nghiệm 3 có 3,5 con mắc chiếm tỷ lệ 17,5%.
Ta thấy thời gian mắc tiêu chảy ở lô đối chứng là cao nhất là 15 ngày mắc bệnh, thời gian mắc tiêu chảy ở lô thí nghiệm 1 cao thứ 2 với 12 ngày mắc, thời gian mắc tiêu chảy ở hai lô thí nghiệm 2 và 3 tương đương nhau là 11;10 ngày mắc.
Thời gian an toàn không mắc tiêu chảy cao nhất ở lô thí nghiệm 3 là 112 ngày, thời gian an toàn cao thứ 2 là lô thí nghiệm 2 là 110 ngày, thời gian an toàn ở lô thí nhiệm 1 và lô đối chứng là 107; 106 ngày.
So sánh giữa các lô chúng tôi thấy lợn bị rối loạn tiêu hóa giữa các lô chênh lệch nhau không lớn, hiện tượng này theo chúng tôi là do ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn từ giai đoạn cai sữa sang giai đoạn nuôi thịt nên tiêu hóa của lợn chưa thich nghi với thức ăn đó chứ không phải do yếu tố thí nhiệm gây ra, sau khi được điều trị tất cả số lợn bị tiêu chảy đều khỏi bệnh.
Để giải thích lý do lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy thấp và thời gian an toàn cao so với lô đối chứng ở cả ba lô thí nghiệm 1, 2, 3, theo chúng tôi là do bổ sung chế phẩm Na- butyrate vào trong thức ăn của lợn thí nghiệm.Chế phẩm Na- butyrate là một loại acid hữu cơ, khi bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn, có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ và kích thích lớp nhung mao đường ruột phát triển, hạ pH đường ruột nên có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại như E.coli và
Salmonella... làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng khả năng sinh trưởng.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về số lượng vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn thí nghiệm
Cơ thể gia súc tiêu hóa tốt hay không tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố vi sinh vật trong đường tiêu hóa là là một yếu tố quan trọng, nó giúp cho quá trình tiêu hóa tốt, dẫn đến quá trình sinh trưởng phát triển tốt. Nếu vì một lý do nào đó làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn. Để biết được số lượng vi khuẩn hiếu khí ở thời gian trước và sau khi thí nghiệm chúng tôi đã lấy phân lợn 2 lần vào giai đoạn trước và kết thúc thí nghiệm để xác định ở phòng thí nghiệm Viện Khoa Học Sự Sống Đại Học Thái Nguyên. Kết quả về
số lượng vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Số lượng vi khuẩn vi khuẩn hiếu khí trong phân của lợn
thí nghiệm (Triệu /g phân)
Lô TN
Thời gian Đ/C TN1 TN2 TN3
Đầu kỳ TN 37,67 42,0 46,0 57,67
Cuối kỳ TN 42,11 2,26 2,43 3,56
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Trước khi thí nghiệm số lượng vi khuẩn hiếu khí ở 4 lô thi nghiệm là tương đương nhau, 37, 67 triệu vi khuẩn / 1g phân ở lô đối chứng, 42 triệu/ 1g phân ở lô thí nghiệm 1, 46 triệu / 1g phân ở lô thí nghiệm 2; 57,67 triệu / 1g phân ở lô thí nghiệm 3.
Nhưng sau khi thí nghiệm số lượng vi khuẩn hiếu khí ở bốn lô khác nhau, ở lô thí nghiệm 1, lô thí nhiệm 2, lô thí nghiệm 3 giảm xuống rất thấp so với số liệu trước khi thí nghiệm, lô thí nghiệm 1 số lượng vi khuẩn giảm xuống thấp nhất chỉ còn lại là 2,26 triệu / 1g phân, lô thí nghiệm 2 giảm xuống còn là 2,43 triệu / 1g phân, lô thí nghiệm 3 là 3,567 triệu/ 1g phân, riêng lô đối chứng số lượng vi khuẩn tăng lên 37,67 triệu/ 1g phân, tăng lên 4,44 triệu /1g phân so với số liệu trước khi thí nghiệm.
Từ kết quả trên chúng tôi cho rằng ở lô thí nghiệm 1 có bổ sung 0,1% colistin, ở lô thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 bổ sung muối Na-butyrate
0,25%;0,5% vào khẩu phần ăn cho lợn chế phẩm này có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật có hại, thúc đẩy các quá trình đồng hóa và dị hóa, vì vậy vi sinh vật hiếu khí ở đường ruột giảm xuống thấp như kết quả trên.
Kết quả nghiên cứu về số lượng vi khuẩn hiếu khí ở lô đối chứng của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của đặng khánh vân, Tạ Thị Minh và cs [..] cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí của lợn từ 41%-100 % số lượng vi khuẩn tăng dần theo lứa tuổi.
Kết quả nghiên cứu ở lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 của chúng tôi cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thơm, Nguyễn Quang Tuyên […..] Khi sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn cho lợn thịt tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli giảm xuống từ 50, 89 triệu/g phân ở đầu thí nghiệm xuống còn 39, 85 triệu /g phân ở sau thí nghiệm, vi khuẩn Sallmonella giảm xuống từ 28,23 triệu/g phân ở đầu thí nghiệm xuống còn 18,89 triệu/g phân ở sau thí nghiệm.