Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La doc (Trang 39 - 92)

2.5.4. Liều sử dụng

Phương pháp sử dụng: trộn đều trong thức ăn, liều lượng theo chỉ định (kg/tấn).

Heo Heo con Heo nhỏ Heo vừa Heo lớn Heo giống 1.0- 1.5 0.5- 1.0 0.25- 0.5 0.25- 0.5 0.5- 1.0 Gia

cầm

Gà thịt con Gà thịt vừa Gà thịt lớn Gà đẻ Gà giống

0.5 0.25 0.15 0.25- 0.5 0.5

Các loại khác

Thỏ Cá các loại Bò con

1.5 2.0- 3.0 1.5- 2.0

2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các sản phẩm thay thế kháng sinh kháng sinh

2.6.1. Tình hình nghiên cứu về các sản phẩm thay thế kháng sinh ở trong nước

Từ việc ý thức được tác hại của tồn dư kháng sinh đến sức khỏe của con người, cùng với xu hướng chung của thế giới là hạn chế và dần dần tiến tới bãi bỏ việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Chúng ta cũng đã từng bước hạn chế và dần bãi bỏ sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

Hàng năm cơ quan quản lý đều có văn bản hướng dẫn danh mục kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên trong điều kiện chăn nuôi của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp, vệ sinh thú y và quản lý

dịch bệnh còn nhiều bất cập nên sự hội nhập kinh tế toàn cầu trong lĩnh vực chăn nuôi của ta còn rất nhiều hạn chế. Sản phẩm chăn nuôi của ta còn hạn chế về năng lực cạnh tranh trên thị trường do giá thành còn cao và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để khắc phục những bất cập trên, những năm đây chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các sản phẩm để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ.

Cao Thị Hoa (1999) [62] dùng EM bổ sung vào thức ăn cho lợn con thấy: EM có tác dụng làm giảm tiêu chảy ở lợn con, hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Lô thí nghiệm tăng 0,2- 0,3 kg so với lô đối chứng, với mức sai khác rõ rệt là p < 0,001.

Đỗ Trung Cứ, Nguyễn Quang Tuyên, (2002) [61] dùng EM với tỷ lệ

0,2% bổ sung cho lợn con trước và sau cai sữa thì vi khuẩn như E. coli

Salmonella giảm đi rõ rệt, từ 20,92 triệu vi khuẩn/gam phân trước thí nghiệm và 16,99 triệu vi khuẩn/gam phân sau khi kết thúc thí nghiệm.

Trần Quốc Việt và cs (2006)[56] đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic từ các loài vi khuẩn phân lập dược từ đường tiêu hoá, đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất và đề nghị đưa vào sản xuất thử một số sản phẩm probiotic. Trong 2 năm 2005 và 2006, (Trần Quốc Việt và cs) [30] đã thử nghiệm chế phẩm probiotic trên các đối tượng lợn và gà kết quả cho thấy chế phẩm làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn cao hơn 3,4-6% ở lợn con so với đối chứng, tốc độ sinh trưởng cao hơn 11,9%, tiêu tốn thức ăn giảm 5,3%, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 35,6%. Trên lợn thịt giai đoạn 20-50 kg bổ sung sản phẩm probiotic vào khẩu phần làm tiêu tốn thức ăn giảm 6,4%, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 30% nhưng hiệu quả với tăng trọng chưa rõ.

Cao Đình Tuấn, (2006) [60] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzym Avizyme 1502 trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác

nhau đến năng suất của gà Lương phượng nuôi thịt. Theo ông: “Bổ sung 0,05% enzyme Avizyme 1502 trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau đã cải thiện được năng suất, tăng khối lượng của gà thí nghiệm 4,78- 8,69%, làm giảm tiêu tốn thức ăn 2,82- 6,37%, giảm chi phí thức ăn 1,12- 4,78%”.

Phạm Duy Phẩm, (2006) [58] sử dụng các chế phẩm axit hữu cơ bổ sung vào khẩu phần lợn con với liều 0,1% Na butyrate, so sánh với lô bổ sung kháng sinh Colistine 10% với liều 0,1% trong thức ăn.

Kết quả cho thấy ở lô bổ sung axit hữu cơ cho kết quả các chỉ tiêu nghiên cứu cao hơn với lô bổ sung kháng sinh. Hạn chế được số lượng E.Coli

và loại trừ được vi khuẩn Salmonella trong đường ruột lợn con, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 11,4%, tốc độ sinh trưởng cao hơn 8,3%, tăng thu nhập/đầu lợn con giống 13,21% so với đối chứng. Tuy nhiên tác giả mới chỉ bổ sung một mức Na Butyrate mà chưa nghiên cứu mức bổ sung rộng hơn.

Trần Quốc Việt và cs [64] sử dụng chế phẩm probiotic cho cho gà lương phượng có hiệu quả rõ rệt cả về khả năng tiêu hoá thức ăn (tỷ lệ tiêu hóa tăng từ 3,0- 7,0%); tốc độ sinh trưởng (tăng 4,7%), hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng tăng lên (giảm tiêu tốn thức ăn 7,6%). Trần Quốc Việt và cs (2007)[65].

Về kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm Enzyme bổ sung trong khẩu

phần lợn con, (Trần Văn Phùng và cs, (2009) [59] đã kết luận: chế phẩm

enzyme proteaseamylase bổ sung vào khẩu phần lợn con tác động làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn, nâng cao mức tăng trọng và hiệu quả chăn nuôi lợn con sau cai sữa.

Một trong những chế phẩm đã được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng ở Việt Nam đạt nhiều kết quả khả quan đó là chế phẩm EM.

Viện Chăn Nuôi Quốc Gia đã có một số đề tài nghiên cứu về các sản phẩm thay thế kháng sinh. Trong đó có đề tài của ông Phạm Duy Phẩm ở

trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, bổ sung Adimix Butyrate

Ultracid Lac Dry trong thức ăn lợn con. (Phạm Duy Phẩm, 2006)[63]

Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry

Adimix Butyrate vào thức ăn đã cho kết quả tốt trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.

- Bổ sung các chế phẩm axít hữu cơ: Adimix Butyrate Ultracid Lac Dry vào thức ăn cho lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng sinh Colistine 10% với mức bổ sung 0,1%.

- Sử dụng chế phẩm axít hữu cơ 0,1% Adimix Butyrate bổ sung vào thức ăn nuôi lợn con cho kết quả tốt nhất, so với bổ sung 0,1% kháng sinh Colistine 10%: Đã cải thiện rõ rệt pH dạ dày lợn con (đạt 3,37), hạn chế được số lượng vi khuẩn E.coli và loại trừ vi khuẩn Salmonella trong chất chứa đường ruột, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 11,4%, nâng cao tốc độ sinh trưởng 8,3%, tăng thu nhập/1 đầu lợn con giống 13,21% (65.435, 0 đồng).

Từ bã khoai mì các chuyên gia thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã tạo ra thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi kể cả thủy sản. ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus sp.,

Lactobacillus sp., Saccharomyces sp.với tỷ lệ 1 lít EM-S/25kg bã (1ml chứa 1010 tế bào vi sinh vật hữu ích). Sau ba ngày ủ làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại.

Kết quả thử nghiệm sơ bộ trên 15-20 con lợn 1 tháng tuổi cho thấy sau ba tháng được ăn hai chế phẩm trên, lợn tăng trọng nhanh hơn 1,1-1,3kg so với những con đối chứng (chỉ ăn thức ăn bình thường).

Võ Thị Hạnh với chế phẩm Probiotic Bio IBio II gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã nhận được giải thưởng WIPO dành cho nhà khoa học nữ xuất sắc nhất. Trong thủy sản, công ty công nghệ hóa sinh Việt Nam đã sản xuất những sản phẩm phục vụ công tác cải thiện môi trường nuôi tôm, cá đạt hiệu quả: BIO-DW - làm sạch nước, nền đáy ao nuôi; ngăn chặn dịch bệnh, tăng sản lượng tôm, cá.

Ta thấy những kết quả nghiên cứu về sản phẩm thay thế kháng sinh ở trên là những đóng góp rất quan trọng cho ngành chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh nhiều hơn nữa cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, góp phần xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn.

2.6.2. Tình hình nghiên cứu về các sản phẩm thay thế kháng sinh ở ngoài nước

Theo báo cáo của Uỷ ban sử dụng dược phẩm trong thức ăn chăn nuôi trực thuộc Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NRC) thì thiệt hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi có thể lên tới 2,5 tỷ USD mỗi năm (Donna.U. Vogt, (1999)[67] bởi vậy việc tìm kiếm các sản phẩm thay thế trở thành nhu cầu cấp bách.

Trong hơn 50 năm qua, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như một chất kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm khi dùng ở liều nhỏ.Việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn với liều thấp được khẳng định là cải thiện một số chỉ tiêu trong chăn nuôi: Làm tăng lượng thức ăn thu nhận 2-6%, nâng cao mức tăng trọng 4-15%. (Morz, 2003) [38].

Tuy nhiên trong những năm gần đây có nhiều tài liệu đề cập tới việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đi liền với cảnh báo về sự mất an toàn thực phẩm, với sự hình thành đặc tính kháng kháng sinh ngày càng tăng ở vi khuẩn liên quan tới vật nuôi và con người. Trước tác động xấu của kháng sinh thế giới đã đang từng bước bãi bỏ, nghiêm cấm sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nói chung, lợn nói riêng. Trước mắt, việc bãi bỏ này gây tổn thất lớn cho chăn nuôi.

Để chuẩn bị cho việc này, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Các giải pháp thay thế được nghiên cứu và thương mại hoá là sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme, axit hữu cơ...

Các công ty, doanh nghiệp dược phẩm, thức ăn chăn nuôi rất nhanh nhạy nắm bắt và nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm thay thế kháng sinh để giới thiệu trên thị trường. Ưu thế của các dòng sản phẩm này là các đặc tính ưu việt mà chúng mang lại: An toàn với vật nuôi và con người, ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho gia súc cải thiện được chức năng tiêu hoá của vật nuôi, không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Lợn lai thương phẩm (♂ Duroc x ♀ Yorkshire)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại trại chăn nuôi lợn thịt của hộ gia đình ở thị trấn Hát Lót - Huyện Mai Sơn - Tỉnh Sơn La.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu sự biến đổi tổ chức học niêm mạc ruột non, thông qua làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non để đánh giá sự phát triển của lông nhung.

- Thí nghiệm trên đàn lợn thịt với các mức bổ sung Na butyrate khác nhau vào khẩu phần thức ăn để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm tới sự sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn lợn thịt

- Mổ khảo sát đánh giá khả năng sản suất và chất lượng thịt của lợn thí nghiệm.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non lợn thí nghiệm

* Cách lấy mẫu:

Mẫu vật làm tiêu bản lấy trước 6 giờ tính từ khi giết lợn, cắt mẫu tại vị trí hỗng tràng cách tá tràng khoảng 50cm, kích thước mẫu thống nhất khoảng 3cm x 3 cm để cố định.

* Cố định ngay trong dung dịch thuốc cố định Bouin trong 48 giờ * Chạy nước đến khi sạch dung dịch cố định (48 giờ)

* Chuyển cồn và xylon để rút nước, rút cồn, làm trong mẫu mô * Vùi nến

* Cắt lát mỏng bằng máy cắt lát vi thể: Độ dày mỗi lát cắt 4µm * Tẩy nến bằng xylon, tẩy xylon

* Nhuộm tiêu bản: Sử dụng phương pháp nhuộm H.E: thuốc nhuộm Hematoxylin - Eosin.

* Lên kính * Dán la men

* Đọc tiêu bản dưới kính hiển vi quang học

2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm bổ sung Na-Butyrate

- Thí nghiệm theo phương pháp chia lô so sánh được lặp lại 2 lần đồng thời trong cùng thời gian theo sơ đồ ở bảng 3.1:

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Đ/C TN1 TN2 TN3

Giống lợn lợn thương phẩm là con lai giữa (♂ Duroc x ♀ Yorkshire) Thời gian TN tháng Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010

Số lượng lợn TN con 10 x 2 10 x 2 10 x 2 10 x 2 Tuổi bắt đầu TN Tháng 3 3 3 3 KL bắt đầu TN Kg/con 15,16±0,25 14,98± 0,31 14,80±0,15 14,90±0,78 Tỷ lệ ♂/♀ (%) 1/1 1/1 1/1 1/1 Yếu tố TN (%) KPCS KPCS+0,1 (%) Colistin KPCS+ 0, 25( %) Na-butyrate KPCS + 0,5 (%) Na-butyrate

Thí nghiệm trên tổng số 80 lợn lai thương phẩm là con lai giữa (♂ Duroc x ♀ Yorkshire)

Lợn thí nghiệm được chia làm 4 lô, mỗi lô 10 con có nhắc lại đồng thời 2 lần trên cùng một thời gian. Lô đối chứng sử dụng khẩu phần cơ sở, lô thí nghiệm 1 đươc bổ sung thêm 0,1 % colistin vào khẩu phần cơ sở, lô thí nghiệm 2 bổ sung thêm 0,25 % Na-- butyrate vào khẩu phần, lô thí nghiệm 3 bổ sung thêm 0, 5 % Na- butyrate vào khẩu phần cơ sở.

2.4.3. Thức ăn cho lợn thí nghiệm

Chúng tôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn sẵn có trên thị trường để phối trộn với thức ăn đậm đặc 115 của hãng AF Hoa Kỳ. Thức ăn nguyên liệu được ổn định trong thời gian thí nghiệm, công thức phối trộn theo hướng dẫn của công ty thức ăn gia súc Hoa Kỳ AF. Trước khi phối hợp, thức ăn nguyên

liệu được phân tích thành phần hoá học để tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần

* Thành phần hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn như sau:

Bảng 2.2.Thành phần hoá học của thức ăn hỗn hợp nuôi lợn thí nghiệm

Loại thức ăn NLTĐ (ME) Kcal/kg Protein thô (%) Ca (%) P (%) Xơ (%) Ngô 3338 9,02 2,50 3,60 14 Đậm đặc115 2900 43,00 5,00 2,50 16 Nguồn:

+ Sách tham khảo: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam của Nguyễn văn Thưởng (1992)[...]

+ Thông báo về thông số kỹ thuật thức ăn của hãng AF Hoa Kỳ.

Các nguyên liệu và thức ăn đậm đặc được trộn theo tỷ lệ thích hợp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt theo hướng dẫn của hãng AF Hoa Kỳ. Kết quả phối hợp khẩu phần cơ sở (KPCS) từ thức ăn đậm đặc và ngô được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng khẩu phần thức ăn của lợn thí nghiệm Loại nguyên liệu ĐVT Giai đoạn 15 – 25kg Giai đoạn 36 –50kg Giai đoạn >50 kg Ngô nghiền % 71,5 77 83,5 Đậm đặc 115 % 28,5 23 16.5 Tổng 100 100 100 100

Giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn

NLTĐ (ME) % 2900 3100 3200

Protein thô % 200 190 180

Canxi % 2,8 2,5 2,2

2.4.4. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm

- Lô đối chứng: Không bổ sung chế phẩm Na butyrate cho ăn, trộn kháng sinh theo tỷ lệ đã xác định

- Lô thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm Na butyrate cho ăn với nồng độ 0,25-0,5 % so với tổng thức ăn hỗn hợp cho ăn (cám ngô ) trộn với đậm đặc theo tỷ lệ hướng dẫn của hãng cám AF.

2.4.5. Các bước tiến hành thí nghiệm

- Giai đoạn chuẩn bị thí nghiệm: Giai đoạn này kéo dài trong một tuần, lợn con nuôi thịt hai tháng tuổi được cân khối lượng và phân vào các lô thí nghiệm để quen đàn và các điều kiện thí nghiệm khác. Lợn được tẩy giun và tiêm phòng vacxin đầy đủ, đây cũng là giai đoạn điều chỉnh để đảm bảo độ đồng đều giữa các lô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La doc (Trang 39 - 92)