Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La doc (Trang 48 - 53)

2.5.1. Mật độ và độ dài lông nhung ruột non

Xác định bằng phương pháp đếm số lượng lông nhung /mm2 niêm mạc, độ dài lông nhung được đo bằng đơn vị µm (micromet) trên trắc vị thị kính, tiêu bản được chụp bằng máy ảnh tự động Canon chuyên dùng cho chụp ảnh trên kính hiển vi điện tử Jeica của Đức sản xuất.

2.5.2. Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn - Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy (%)

-Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy (%) = Số lợn mắc bệnh/lôSố lợn thí nghiệm/lô x 100

Để biết được thời gian lợn mắc tiêu chảy chính xác, hàng ngày chúng tôi theo dõi và ghi chép lại đầy đủ từ đó có cơ sở để xác định thời gian lợn mắc tiêu chảy trong thời gian nào, kéo dài trong bao nhiêu ngày sau đó tính toán có được số liệu về thời gian lợn mắc bệnh tiêu chảy.

- Thời gian an toàn (ngày/đầu lợn)

Dựa vào các số liệu theo dõi về thời gian lại đầy đủ từ về tình hình mắc bệnh, thời gian mắt từ đó có cơ sở để xác định thời gian an toàn .

- Số lượng vi khuẩn hiếu khí trong ruột.

Chúng tôi tiến hành lấy phân 2 lần, lần 1: trước khi thí nghiệm; lần 2 là thời gian khi kết thúc thí nghiệm. Lấy phân lợn vào buổi sáng, lấy ở trực tràng và đưa vào xét nghiệm ở phòng thí nghiệm vi sinh của Viện khoa học sự sống Đại Học Thái Nguyên.

2.5.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thí nghiệm

Ảnh hưởng của chế phẩm Na butyrate đến sinh trưởng của lợn thịt được tiến hành theo dõi thông qua các chỉ tiêu sau:

- Sinh trưởng tích lũy:

Cân khối lượng lợn tại thời điểm kiểm tra (Tháng thí nghiệm thứ 1, tháng thí nghiệm thứ 2, tháng thí nghiệm thứ 3 và xuất chuồng). Cân lợn được đưa vào lồng sắt chuyên dụng để cân trên cân đĩa trên cùng một chiếc cân và một người cân, cân vào buổi sáng, trước lúc cho ăn.

- Sinh trưởng tuyệt đối:

+ Khối lượng lợn qua các kỳ cân: Cân định kỳ một tháng cân một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn, sinh trưởng tuyệt đối được tinh theo công thức sau:

Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày) = W1-Wo T Wo: Là khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g)

W1: Là khối lượng kết thúc lúc theo dõi (g) A: Là độ sinh trưởng tuyệt đối g/con/ngày To: Là thời điểm bắt đầu theo dõi (ngày) T1:Là thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) - Sinh trưởng tương đối:

+ Tăng khối lượng tương đối là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát, sinh trưởng tương đối (%) được xác định theo công thức: W1- W0 R (%) = x 100 W1 + W0 2

W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi R: Sinh trưởng tương đối

2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn

- Tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng lợn

Tổng khối lượng thịt tăng = Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ Tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng = Tổng khối lượng thức ăn/Tổng khối lượng thịt tăng.

- Khả năng sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm

Số thức ăn lợn ăn được / con / ngày.

Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 Kg tăng khối lượng

Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) = Mức ME/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg)Tổng KL sống tăng trong kỳ (kg)

Tiêu tốn Protein cho 1 kg tăng khối lượng

Tổng KL sống tăng trong kỳ (kg)

2.5.5. Các chỉ tiêu mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt của lợn thí nghiệm

Lợn được mổ khảo sát theo tiêu chuẩn Việt Nam như sau:

- Lợn mổ khảo sát không cho ăn 24 giờ, cho uống nước bình thường - Cân khối lượng sống từng con

- Chọc tiết để chảy hết tiết, sau đó cạo lông rửa sạch, tiến hành mổ để xác định chỉ tiêu.

Sau khi mổ phanh lấy hết phủ tạng ra ngoài, để lại hai lá mỡ, hai quả thận, rửa sạch để cho ráo nước, sau đó cân để xác định khối lượng thịt móc hàm.

Tỷ lệ móc hàm (%) =

Khối lượng thịt móc hàm (kg)

x100 khối lượng sống (kg)

+ Xác định khối lượng thịt xẻ bằng công thức: Pthịt xẻ = Pmóc hàm - (P đầu + P4 chân)

+ Xác định tỷ lệ thịt xẻ bằng cách: Cắt đầu vị trí sát gốc tai, cắt 4 chân tại khớp cổ chân. Cân khối lượng thịt xẻ (trừ đầu, 2 lá mỡ, 2 quả thận).

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng hơi sống (kg)Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100

Tỷ lệ thịt nạc (%) = Khối lượng thịt nạcKhối lượng thịt xẻ x 100

Tỷ lệ thịt mỡ (%) = Khối lượng thịt mỡ x 100 Khối lượng thịt xẻ

Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng xương x 100 Khối lượng thịt xẻ

Tỷ lệ da (%) = Khối lượng thịt xẻKhối lượng da x 100

Tỷ lệ hao hụt (%) =

KL thịt xẻ- (KL nạc+KL mỡ+KL da+KL xương)

x100 KL xẻ (kg)

Dài thân thịt: Dùng thước dây kéo thẳng, đo từ đốt sống ngực thứ nhất (xương sườn đầu tiên) đến mấu xương khum.

Diện tích cơ thăn: Chính là diện tích cơ dài lưng được đo tị vị trí xương sườn cuối. Đo diện tích cơ dài lưng bằng cách dùng giấy kẻ ô ly đặt lên vùng diện tích cơ dài lưng rồi đếm số ô vuông trên diện tích ấy.

2.5.6.Các chỉ tiêu chất lượng thịt

- Tỷ lệ vật chất khô trong thịt lợn thí nghiệm - Tỷ lệ protein trong thịt (%)

Các chỉ tiêu chất lượng thịt, tỷ lệ vật chất khô được phân tích ở phòng thí nghiệm sinh hoá của Viện Khoa Học Sự Sống theo các TCVN tương ứng.

2.5.7. Các chỉ tiêu về kinh tế

2.5.7.1. Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp (đồng/kg)

Chi phí trực tiếp = Tổng chi phí trực tiếp (đồng) Tổng khối lượng lợn xuất chuồng (Kg)

+ Tổng chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, Na butyrat, các chi phí khác...

+ Tổng thu: Là tổng khối lượng lợn xuất bán x giá tiền/1kg lợn

2.5.8. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Minitab 14.0 của Mỹ, ngoài ra một số tham số được tính toán theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, (2004 ) [...]

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La doc (Trang 48 - 53)