0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của MobiFone tại thị trường Thừa Thiên Huế:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)MOBIFONE CHI NHÁNH HUẾ (Trang 40 -44 )

4. Hoạt động truyền thông:

2.3.2. Tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của MobiFone tại thị trường Thừa Thiên Huế:

Điểm mạnh (Strengths):

S1: Công nghệ kỹ thuật và quản lý

Với hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với tập đoàn Comvik (Thụy Điển) kéo dài trong 10 năm là một trong những hợp đồng có hiệu quả nhất tại Việt Nam, VMS đã tranh thủ được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ. Các nguồn lực đó là vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, công nghệ GSM vẫn luôn khẳng định ưu thế so với các công nghệ thông tin di động khác: chiếm tới hơn 70% thị trường thông tin di động toàn thế giới với hơn 600 triệu người sử dụng với trên 450 nhà khai thác tại 172 quốc gia. Công nghệ GSM khi phát triển thêm một bước đó là tiến lên công nghệ 3G là thông tin di động đa phương tiện phủ khắp toàn cầu sẽ có nhiều tính cơ động, tăng tốc độ đường truyền.

S2: Kinh nghiệm khai thác

Là doanh nghiệp đi tiên phong trong hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin di động trên thị trường Việt Nam. Với quá trình hoạt động hơn 15 năm MobiFone đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc khai thác mạng lưới cũng như cung cấp dịch vụ. Điều đó giúp cho MobiFone thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

S3: Thương hiệu hàng đầu, uy tín

Với vai trò là người đi tiên phong trong lĩnh vực thông tin di động tại Việt Nam, trong suốt 15 năm qua MobiFone đã không ngừng đổi mới phát triển nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Trên bước đường phát triển MobiFone cũng đã gặt hái được nhiều thành công: 2 năm liền 2005, 2006 được xếp hạng top 10 trong 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, năm 2006 được Báo Le Courier du Vietnam bình chọn là 1 trong 10 thuơng hiệu mạnh nhất Việt Nam. Năm 2007, Công ty vinh dự được tổ chức UNDP xếp hạng top 20 trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,trong 5 năm liền Mobifone đều nhận giải của Vietnam Mobile Awards trao tặng…Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay khi mà vấn đề thương hiệu đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn thì chính những kết quả trên sẽ góp phần quan trọng giúp MobiFone tiếp tục phát triển.

S4: Dịch vụ đa dạng, tiện ích

MobiFone là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thông tin có hệ thống dịch vụ đa dạng, ngoài 5 loại hình dịch vụ chính: MobiGold, MobiCard, Mobi4U, MobiQ, Mobi365 MobiFone còn cung cấp nhiều dịch vụ GTGT và tiện ích khác cho khách hàng: thẻ cào, MobiEZ, GPRS, MMS, Funring, MobiChat, MobiMail, MCA…

S5: Đội ngũ nhân viên trẻ năng động sáng tạo

Với đội ngũ nhân viên với độ tuổi trung bình 33 tuổi và trình độ cao trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao, cùng với đó là môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp đã tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó phát huy khả năng sáng tạo trong công việc, tiếp thu và học hỏi công nghệ mới.

S6: Hệ thống chăm sóc khách hàng được đánh giá tốt

Xuất phát từ quan điểm hướng tới khách hàng, coi khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại và hưng thịnh của VMS, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng được VMS đặc biệt chú trọng và không ngừng đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng. Nhờ vậy VMS đã có được một hệ thống chăm sóc khách hàng thuộc vào loại tốt nhất trên thị trường thông tin di động hiện nay năm 2006 MobiFone được bình chọn là “Mạng điện thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất”.

S7: Khả năng tiến lên công nghệ 3G

Bộ Thông tin và Truyền Thông đã tiến cấp giấy phép cho 3 nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ GSM tiến lên công nghệ 3G, sự kiện này mang lại cơ hội để phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Và hiện nay Mobifone đã triển khai được công nghệ 3G vào tháng 12/2009.

S8: Tiến hành cổ phần hoá

Với quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp trong thời gian sắp tới sẽ mở ra nhiều lợi thế cho MobiFone trong việc thu hút nhiều nguồn lực: vốn, nhân lực, công nghệ …và đơn giản hóa cơ chế quản lý giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.

Điểm yếu ( Weaknesses):

W1: Ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có quyết định cổ phần hóa trong thời gian sắp tới nhưng đến nay MobiFone vẫn đang là một doanh nghiệp Nhà nước và về mặt hành chính vẫn đang chịu sự quản lý của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Chính vì vậy bộ máy quản lý của MobiFone khá phức tạp và cồng kềnh, cơ chế quản lý còn đòi hỏi nhiều thủ tục làm hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

Thực tế điều này dẫn đến trường hợp đôi khi ý tưởng về các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng có từ rất sớm nhưng phải đợi một số thủ tục mới có thể đưa ra triển khai, kết quả là thường đưa ra các chương trình chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.  W2: Hạn chế trong việc sử dụng chi phí

Với cơ chế quản lý như trên, việc sử dụng chi phí của MobiFone bị đặt trong nhiều giới hạn. Điều này làm cho doanh nghiệp chưa thể tận dụng được hết hiệu quả của công cụ Marketing trong khi đây lại là một trong những công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.

So với đối thủ cạnh tranh như Viettel và SFone, MobiFone còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng chi phí cho các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Đây cũng là lý do khiến cho các chính sách của MobiFone kém hấp dẫn, dẫn đến việc một số thuê bao của MobiFone rời mạng và chuyển sang sử dụng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

W3: Tình hình chất lượng kỹ thuật chưa thật sự ổn định, vẫn xảy ra tình trạng mất sóng, nghẽn mạng.

W4: Hoạt động PR chưa thật sự hiệu quả, các chương trình khuyến mại cho khách hàng thường xuyên tuy nhiên đang đi vào lối mòn, chưa có những chương trình bứt phá như các mạng khác.

Cơ hội (Opportunities)

O1: Nhu cầu sử dụng dịch vụ gia tăng mạnh mẽ

Nhu cầu thông tin liên lạc, nhất là thông tin di động để phục vụ việc trao đổi thông tin của các cá nhân cũng như việc kinh doanh của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên do sự phát triển về kinh tế, trình độ dân trí, xu thế hội nhập và mở cửa kéo theo nhiều doanh

nghiệp vào nước ta đầu tư… Điều này mang lại nhiều thuận lợi cho việc phát triển của doanh nghiệp: phát triển thuê bao, tăng lưu lượng sử dụng dịch vụ của khách hàng…

O2: Cơ hội tiếp cận những công nghệ, kỹ thuật mới

Sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho MobiFone tiếp cận nhiều công nghệ mới, áp dụng mạnh công nghệ thông tin vào toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như hoàn thiện mạng tin học kết nối các điểm bán hàng của Công ty trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử áp dụng trên toàn công ty.

O3: Xu thế hội nhập và mở cửa thị trường viễn thông

Với tiến trình hội nhập và mở cửa hiện nay, nhất là đối với thị trường viễn thông sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội giao lưu học hỏi về công nghệ, kinh nghiệm, quản lý… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của MobiFone.

O4: Thành phố Huế là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung , thành phố của du lịch,thành phố Festival của cả nước .

Thách thức (Threats)

T1: Sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt

Nhận diện các đối thủ cạnh tranh hiện nay của VMS–MobiFone, chúng ta thấy có: VinaPhone, Viettel, EVN, SFone trong đó Viettel là đối thủ mà MobiFone cần đặc biệt lưu ý.

Bên cạnh đó việc mở cửa thị trường Viễn thông trong thời gian tới theo lộ trình hội nhập sẽ dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh với phong cách quản trị chuyên nghiệp, cơ cấu gọn nhẹ, bề dày kinh nghiệm, quy mô hoạt động đa dạng, trình độ công nghệ tiên tiến…đây chính là các đối thủ tiềm năng mà doanh nghiệp cần sớm nhận diện để có thể đưa ra các kế hoạch, chính sách kinh doanh hiệu quả.

T2: Khách hàng ngày càng khó tính họ đòi hỏi ngày càng cao

Khách hàng ngày càng quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ, và hệ thống các dịch vụ giá trị gia tăng và chất lượng các dịch vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ phải đúng như cam kết tương xứng với giá cước gói dịch vụ mà họ lựa chọn và phù hợp với mặt bằng giá dịch

vụ tương tự trên thị trường. Chính vì vậy chất lượng mạng lưới hệ thống dịch vụ GTGT và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp nào càng tốt thì việc duy trì khách hàng càng thuận lợi.

Thêm vào đó việc số lượng thuê bao ngày càng tăng cũng kéo theo việc khối lượng công việc của bộ phận chăm sóc khách hàng cũng tăng theo đòi hỏi MobiFone phải không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động của mình để có thể không chỉ thỏa mãn mà còn đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của khách hàng.

T3: Ngày càng có nhiều mạng ra đời ,đặc biệt trong đó có Viettel,Vinaphone.

Với mục tiêu đẩy nhanh việc phát triển thuê bao với các chiến lược chính sách giá cước hấp dẫn Viettel thực hiện việc phát triển thuê bao, chiếm lĩnh thị trường khá thành công với kết quả sau 4 năm ra đời Viettel đã có số lượng thuê bao lớn nhất trong các mạng.

T4: Xu thế giảm giá cước dịch vụ và nguy cơ tụt hậu về công nghệ

Với chủ trương giảm giá cước các dịch vụ viễn thông ngang bằng hoặc thấp hơn giá cước của các nước trong khu vực và chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng rút ngắn đã đặt ra một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, đó là vừa phải không ngừng đổi mới công nghệ, vừa phải đảm bảo phải giảm cước các dịch vụ ở mức cạnh tranh.

Giai đoạn kết hợp

Tổng hợp điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội, thách thức. Lập ma trận SWOT

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)MOBIFONE CHI NHÁNH HUẾ (Trang 40 -44 )

×