Mức độ nhận biết nhà tài trợ:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 70)

- Xí nghiệp thiết kế: thành lập ngày 21/01/97 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ

1. Cước cuộc gọ

2.1.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ:

Đây là một chương trình được đầu tư khá kĩ lưỡng với kinh phí rất lớn khoảng 500 triệu đồng (Bảng 5). Với mức kinh phí này Mobifone Huế đã tiếp cận được với thị trường sinh viên bằng gói cước Q-Student và nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ phía sinh viên, bước đầu tạo dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu Mobifone trong thị trường sinh viên, tạo dựng được nền tảng nhất định cho những bước phát triển sau này trong thị trường hứa hẹn dầy tiềm năng và mang đến nguồn doanh thu đáng kể trong tương lai. Phần lớn sinh viên đều nhận biết được chương trình này là do Mobifone tài trọ, tỉ lệ này chiếm 86% (Bảng 4). Nếu như 100% sinh viên đã tham gia vào chương trình này đều biết chương trình này là của Mobifone thì có khoảng 33% sinh viên chưa tham gia vào chương trình này nhưng cũng nhận biết được chương trình này là của Mobifone. Đay là một con số ấn tượng phản ánh tính hiệu quả của chương trình này. Chương trình đã mang lại hiệu quả rất lớn cho Mobifone Huế trong cuộc cạnh tranh với đối thủ chính là Viettel trong thị trường sinh viên.

Cuộc thi Miss Đại Học Huế(2010):

2.2.1 Mức độ nhận biết:

Chương trình này có mức độ nhận biết cũng khá cao, giá trị trung bình khá thấp 1.95 (Mean=1.95), nghĩa là phần lớn sinh viên đều biết đến chương trình này, có đến 51.3% sinh viên biết đến chương trình này nhưng chưa tham gia và chỉ có 29.3% sinh viên đã tham gia và biết rõ(Bảng 2), tức là đã có xem trực tiếp chương trình. Đây là một chương trình gần gũi và hấp dẫn với tất cả Sinh Viên của Đại Học Huế bởi nó là một cuộc thi có quy mô lớn trong 7 trường

viên trong các trường Cao Đẳng, Trung Cấp, giới trẻ, các cơ quan truyền thông báo chí đài truyền hình… Cuộc thi nhằm tìm ra gương mặt ưu tú nhất của Đại Học Huế về cả vẻ đẹp hình thể lẫn trí tuệ trong tất cả các sinh viên của các trường Đại Học thành viên được chọn lựa kỹ càng thông qua các cuộc thi tổ chức tại mỗi trường để tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi là nơi quy tụ của tài năng và sắc đẹp của sinh viên Đại Học Huế, sinh viên mỗi trường Đại Học khác nhau đều mong muốn những ứng cử viên được lựa chọn sẽ mang danh hiệu Miss Đại Học Huế về cho trường, vì vậy qua mỗi vòng thi. sức lôi cuốn của cuộc thi ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng.

2.2.2 Mức độ hài lòng:

Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0

Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test.

H0 : µ= 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau)

Theo số liệu bảng 3, chương trình này có mức Sig<0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau đối với chương trình này. Với giá trị kiểm định là 3 (Test value=3), giá trị trung bình khá cao là 3.90 (Mean=3.90) nghĩa là mức độ hài lòng về chương trình này là khá cao. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng của Đại Học Huế và các nhà tài trợ đã tổ chức thành công chương trình này. Chương trình là nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi của các bạn sinh viên giữa các trường Đại Học với nhau, là nơi tôn vinh vẻ đẹp của sinh viên Đại Học Huế. Đêm chung kết được tổ chức hoành tráng với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, người mẫu nổi tiếng: Hoa Hậu VN 2010 Ngọc Hân, Siêu mẫu Thanh Hằng… đã mang đến cho các bạn sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung những cảm xúc tuyệt vời khi

2.2.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ:

Mặc dù đây là một chương trình có quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ giới trẻ Thừa Thiên Huế, tuy nhiên mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ vàng của chương trình này là chỉ ở mức vừa phải, chiếm khoảng 35.4% (Bảng 4). Khoảng kinh phí bỏ ra để tài trợ cho chương trình này khoảng 150 triệu đồng (Bảng 5) và những nỗ lực của đội ngũ nhân viên Mobifone Huế đã mang đến cho sinh viên Huế nói chung một sân chơi bổ ích và hấp dẫn. Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên tham gia chương trình này vẫn chưa cao có thể là vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân lớn nhất vẫn là không đủ lượng vé bán ra, cho nên có nhiều sinh viên biết đến chương trình này và muốn tham gia nhưng chưa có cơ hội, bên cạnh đó một số sinh viên có tham gia chương trình nhưng chỉ chú ý đến chương trình nên không để ý đến các nhà tài trợ, vì vậy mức độ nhận biết đến nhà tài trợ cho chương trình chưa cao. Tuy nhiên thông qua chương trình này, Mobifone Huế đã đạt được những thành công nhất định trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu Mobifone trong thị trường sinh viên, khẳng định vị trí của mình trong tâm trí nhóm khách hàng là sinh viên. Qua đó, nâng cao mối liên kết giữa Mobifone với Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành những hoặt động Marketing sau này trong thị trường sinh viên. Với những thành quả đã đạt được như vậy, đây là một chương trình mang lại hiệu quả cao trong công tác Marketing xã hội của Mobifone Huế.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w