III. Quy trình xây dựng chiến lược PR
1. Tổng quan về hoặt động PR của các Doanh Nghiệp Việt Nam
Do QHCC là một lĩnh vực tương đối mới mẻ nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ, chưa tận dụng QHCC như một công cụ marketing hữu hiệu. Điều này được thể hiện trên các phương diện như : Các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của báo chí; chưa đầu tư xây dựng các chiến lược QHCC với mục dích lâu dài; chưa có đội ngũ nhân viên làm công tác QHCC chuyên nghiệp.
Với tư cách giám đốc đối ngoại công ty Pepsi-IBC, ông Huỳnh Bửu Sơn nhận định:
"Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, kể cả quốc doanh lẫn tư nhân, đều chưa thấy hết vai trò của công tác QHCC. Hoặc là vì quy mô quá nhỏ bé nên không đủ khả năng tài chính cho QHCC . Hoặc là vì nghĩ rằng tự giám đốc hay phó giám đốc có thể lo được công tác đối ngoại thông qua các mối quan hệ cá nhân. Đối với các công ty quốc doanh thì tuân thủ theo một một cơ cấu tổ chức định sẵn nên không hình thành bộ phận QHCC. Trong khi đó, các công ty nước ngoài rất coi trọng công tác này, một khi đến đầu tư làm ăn ở nước nào đều nghĩ ngay đến công tác QHCC.
Đáp lại ý kiến trên, ông Trần Minh Tâm, chủ tịch HĐQT công ty TTT đã nói:
" Thực ra các doanh nghiệp như TTT cũng hiểu được vai trò của QHCC trong kinh doanh. Tuy nhiên, để làm được điều này thì khá tốn kém và khó tìm được người đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, hiện nay thông tin về hoạt động QHCC còn quá ít ỏi, chúng tôi không biết tìm ở đâu. Và liệu các công ty tư vấn về QHCC có làm tốt hơn chúng tôi tự làm?"
Tuy nhiên, để có được một đội ngũ nhân viên làm QHCC riêng cho doanh nghiệp không phải là đơn giản. Để có được người giỏi thì lương phải cao, chưa kể các chi phí khác như phí tuyển dụng, đào tạo, thuê văn phòng, đi lại, nghỉ phép, bồi thường khi nghỉ việc và nhiều vấn đề khác phát sinh liên quan đến cơ cấu của một tổ chức... Trong khi đó, không phải lúc nào cũng cần có những chuyên gia như vậy khi quy mô doanh nghiệp chưa đủ lớn hoặc không phải lúc nào cũng có nhu cầu thường xuyên cho công tác QHCC để phải duy trì cả một một cơ cấu nhân sự cồng kềnh. Ngược lại, chỉ cần chi ra một số tiền nhất định mỗi khi cần thực hiện một dự án cụ thể là doanh nghiệp có thể có được các công ty cung cấp dịch vụ QHCC tìm mọi cách để đáp ứng tối đa.
Hiện nay, hầu như chỉ có các công ty lớn mới có thể có khả năng duy trì một bộ phận QHCC tương đối mạnh, phát huy hết hiệu quả của mình. Dù được gọi là một bộ phận, tuy nhiên nhân sự của bộ phận này rất hạn chế do lý do chi phí đã nêu trên. Mercedes-Benz, Ford, Caltex Việt Nam chỉ có duy nhất một
giám đốc đối ngoại, báo cáo trực tiếp cho người đứng đầu công ty. "Cánh tay mặt" của họ là các công ty QHCC bên ngoài. Công ty thuốc lá BAT (Bristish American Tobacco) có phòng đối ngoại gồm 9 người nhưng vẫn thuê các công ty QHCC hỗ trợ. Chỉ có một số công ty như Nhà Máy bia Việt Nam, Coca-Cola, Pepsi-IBC có bộ phận đối ngoại riêng thường đảm nhận một số hoạt động thường xuyên như công tác QHCC nội bộ trong công ty, tổ chức thăm quan nhà máy, viết thông cáo báo chí, quan hệ chính quyền. Gặp những hoạt động quy mô lớn, họ thường "gõ cửa" các công ty QHCC chuyên nghiệp.