Khái quát tình hình viễn thông của Thành Phố Huế năm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 46 - 49)

III. Quy trình xây dựng chiến lược PR

2.Khái quát tình hình viễn thông của Thành Phố Huế năm

Cùng với sự phát triển chung của ngành viễn thông Việt Nam, năm 2010 cũng là năm đánh dấu sự sự phát triển mạnh mẽ của ngành Viễn Thông tại Thừa Thiên Huế. Hiện nay thì trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ viễn thông, tuy nhiên trong đó VNPT và Viettel vẫn đóng vai trò chủ đạo.

2.1 Cơ sở hạ tầng và tốc độ trạm phát sóng điện thoại di động (BTS) tăng nhanh nhanh

Tổng số các trạm điện thoại di động đã phát sóng trên địa bàn tính đến hết tháng 7 năm 2010 là: 859/764 trạm BTS (có 95 trạm BTS dùng chung). Trong đó Vinaphone: 150 trạm; MobiFone: 255; Viettel: 283, EVN Telecom: 52, Sfone: 15, VietnamMobile: 60 trạm, Gtel: 44 trạm. Các trạm BTS này được phân chia theo khu vực: Huyện A Lưới: 52 trạm; Huyện Nam Đông: 30 trạm; Huyện Hương Trà:87 trạm; Huyện Phong Điền: 100 trạm; Huyện Phú Lộc: 103 trạm; Huyện Phú Vang: 104 trạm; Huyện Quảng Điền: 48 trạm; Thị xã Hương Thủy: 80 trạm; Thành phố Huế: 258/240 trạm BTS ( 18 trạm BTS dùng chung).

Biểu đồ 2: Số Trạm BTS tăng thêm của các nhà Mạng trong năm 2010

(Nguồn: Báo cáo Bưu Chính - Viễn thông năm 2010) Số lượng các trạm BTS tăng nhanh là một dấu hiệu tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên nếu lắp đặt nhiều trạm BTS nhưng không tối ưu hóa và nâng cấp mạng lưới thì sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sóng di động không ổn định, làm giảm chất lượng cuộc gọi của các Mạng.

2.2 Thị phần trên thị trường viễn thông Thừa Thiên Huế có sự thay đổi

Trong nhiều năm qua thì ngành viễn thông di động Thừa Thiên Huế luôn bị khống chế bởi hai đại gia là Mobifone,Vinaphone,Viettel. Năm 2009 tình thế thị trường đã có sự thay đổi và bị đảo lộn bởi sự tham gia của một số gương mặt mới như Vietnammobile, EVN, BeeLine…đã làm cho sự cạnh tranh tại thị trường Huế có phần quyết liệt và năng động hơn. Tính tới thời điểm tháng 12 /

Biểu đồ 3: Thị phần viễn thông di động ThừaThiên Huế đầu năm 2011

(Nguồn: Trích từ số liệu Thị phần đầu năm 2011 của phòng Kế Hoạch Bán Hàng, chi nhánh VMS Huế ).

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế, thị trường viễn thông di động đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù chưa thật sự gây tiếng vang, nhưng đã đóng góp không nhỏ cho ngành viễn thông của nước nhà.

2.3 Triển khai thử nghiệm 3G ở Thừa Thiên Huế

Trong 2010 với tốc độ phát triển nhanh, đầu tư trang thiết bị và hạ tầng cơ sở hiện đại. Thừa Thiên Huế đã mạnh dạn triển khai thí điểm công nghệ 3G, hòa chung với sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Hiện tại Thừa Thiên Huế có 3 nhà Mạng cung cấp dịch vụ 3G đó là Mobifone, Vinaphone và gần đây nhất là Viettel cũng vừa mới tuyên bố cung cấp dịch vụ này.

Đặc biệt là các Mạng đều cung cấp các dịch vụ hấp dẫn và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, trong đó:

Vinaphone dẫn đầu về chất lượng cũng như là các dịch vụ cung cấp, hiện Vinaphone đang cung cấp 6 dịch vụ là: Mobile Internet, Mobile Broadband (truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua sóng di động),Video Call (đàm thoại thấy hình giửa các thuê bao Vinaphone ), Mobile Camera ( xem trực tiếp

giải trí trên điện thoại di động )

Không thua kém Vinaphone, Mobifone cũng đưa ra các dịch vụ 3G đầy hấp dẫn bao gồm: Video Call, Mobile Internet, Mobile TV, Fast Connect, theo dự kiến trong những năm đầu tiên Mobifone sẽ phủ sóng 3G hết 100% các khu vực đô thị đông dân và tiếp theo sẽ là tại những khu vực ngoại ô và mở rộng dung lượng ở những khu vực có lưu lượng cao.

Nhập cuộc sau 2 đại gia của VNPT , ngày 20/01/2010 Viettel triển khai thử nghiệm 3G với ba dịch vụ cơ bản: Video Call, Mobile Internet, D – com 3G và nhiều dịch vụ GTGT hấp dẫn.

Như vậy không khí của cuộc chạy đua 3G đã bắt đầu và thực sự nóng dần không riêng ở Huế mà tất cả các tỉnh thành.

2.4 Đóng góp vào ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo thống kê thì doanh thu Bưu Chính Viễn Thông là: 865,3 tỷ đồng tăng 24,20% so với năm 2008, trong đó:

- Doanh thu viễn thông là: 784,8 tỷ đồng. - Doanh thu bưu chính là: 80,5 tỷ đồng.

Viễn Thông lại là nghành được Lãnh đạo Tỉnh quan tâm và ưu tiên kinh phí đầu tư, do đó có thể nói rằng ngành Viễn Thông đã góp phần vào việc cải thiện cơ sở vật chất của Tỉnh đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 46 - 49)