4.6. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi để lấy ý kiến của khách hàng bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp. Tôi chọn phương pháp này là vì có thể thu được số liệu tương đối đầy đủ hơn so với các phương pháp điện thoại, thư tín và email. Do vậy, tỉ lệ thu được mẫu sẽ cao hơn.
Đối với dữ liệu thứ cấp: Số liệu từ công ty cung cấp sau đó tổng hợp và phân tích. Và quan
sát trong quá trình thực tập để thu thập những thông tin của môi trường kinh doanh của công ty.
4.7. Xác định mẫu
Đây là bước quan trọng vì phải xác định cỡ mẫu bao nhiêu để nghiên cứu có ý nghĩa giúp cho việc đưa ra các giải pháp, chiến lược phù hợp.
Với tổng thể khách hàng cũ là 400 thì số mẫu được chọn là 20 mẫu, khách hàng mới là 80 mẫu, cỡ mẫu củq bài nghiên cứu là 100 mẫu. Để tiến hành chọn mẫu, bài nghiên cứu dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: thành phố Long Xuyên phân theo 5 phường là Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Bình, Bình Khánh, Mỹ Quý. Sau đó, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện trong 5 phường đó. Cơ cấu mẫu như sau:
Bảng 4.4.Cơ cấu mẫu khách hàng mới-cũ
Khách hàng cũ Khách hàng mới Không được tiếp thị Được tiếp thị
12 8 80
Bảng 4.5Cơ cấu mẫu phân tầng theo 5 phường
Mỹ Long Mỹ Xuyên Mỹ Bình Bình Khánh Mỹ Quý
25 25 25 25 25
4.8. Các phương pháp phân tích 4.8.1. Phương pháp xử lý dữ liệu 4.8.1. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu về đủ các bảng câu hỏi, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu. Phân tích số liệu thu thập được qua nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 10.0 và Excel để phân tích. Chủ yếu là dùng thống kê mô tả, tần suất để lấy phần trăm ý kiến của khách hàng.
4.8.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Để tổng hợp tất cả thông tin thu thập được và phân tích nó, tôi chọn sử dụng ma trận SWOT để tiến hành tổng hợp và phân tích đưa ra chiến lược. Dựa vào khung lý thuyết mà chúng ta có thể kết hợp thông tin một cách logíc và dễ hiểu, chúng ta có thể xét lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của công ty mà kết hợp lại phân tích đề xuất chiến lược cho công ty
Tiến trình phân tích SWOT 12:
Bước 1: Liệt kê các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – đe doạ.
Bước 2: Xác định các chiến lược trên ma trận SWOT – Các thông tin trong bảng SWOT có
thể giúp xác định các nhóm chiến mà doanh nghiệp có thể thực hiện. Sử dụng các điểm mạnh và cơ hội để làm giảm bớt điểm yếu và các đe doạ từ đó định hướng các nhóm chiến lược chương trình mục tiêu cho doanh nghiệp.
Bảng 4.6.Mô hình ma trận SWOT
Opportunities (O)
Liệt kê những cơ hội.
Threats (T)
Liệt kê những nguy cơ.
Strengths (S)
Liệt kê những điểm mạnh. Chiến lược SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Chiến lược ST Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh. Weaknesses (W)
Liệt kê những điểm yếu.
Chiến lược WO
Hạn chế các mặt yếu để tận dụng cơ hội.
Chiến lược WT
Tối thiểu hoá những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe doạ.
Bước 3: Chọn lựa chiến lược – Chọn lựa các chiến lược khả thi, xếp thứ tự ưu tiên các chiến
lược.
4.9. Tóm lại
Bài nghiên cứu được tiến hành trong 7 bước (theo qui trình nghiên cứu) và tiến hành tuần tự từng bước. Trong đó, bước phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin chiếm phần quan trọng và mất nhiều thời gian nhất. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo nghiên cứu định tính và định lượng, dùng phương pháp phân tầng để xác định cỡ mẫu là 100 mẫu trong 5 phường: Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Quí và Bình Khánh và dùng phương pháp thuận tiện để tiến hành thu mẫu. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, chủ yếu là dùng thống kê mô tả, tần suất và dùng Excel để phân tích. Và tổng hợp thông tin bằng ma trận SWOT.
CHƯƠNG 5