Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân các cấp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 93 - 96)

- Tổ chức và hoạt động của Hội nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau còn có những bất cập

3.2.6. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân các cấp

Để CTVĐND đạt kết quả tốt các cấp ủy cần phải củng cố, nâng cao chất lượng của Hội nông dân các cấp. Hội nông dân các cấp là tổ chức trực tiếp đại diện cho quyền lợi và đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của giai cấp nông dân, là người đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng nông dân. Hội nông dân còn là người đại diện và thực hiện quyền làm chủ của giai cấp nông dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ của Hội nông dân rất nặng nề, bao gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cụ thể là:

Hội nông dân là người đi đầu và làm nòng cốt trong phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt của giai cấp nông dân để họ đủ năng lực, trình độ làm chủ nông thôn, làm chủ cuộc sống của mình.

Tuyên truyền, giác ngộ nông dân, tổ chức các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của đảng bộ, chính quyền ở địa phương. Đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đề xuất và tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân.

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thực hiện chỉ thị số 59/CT-TW (ngày 15 tháng 12 năm 2001) của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Hội nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau đã có những tiến bộ đáng kể. Hội được quan tâm, từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, kịp thời củng cố nơi yếu kém, không ngừng nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng đội ngũ cán bộ Hội được nâng lên rõ rệt. Nội dung, phương thức hoạt động, hình thức tập hợp nông dân không ngừng được đổi mới sát với chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, sát với tình hình, yêu cầu cuộc sống của nông dân.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH thì tổ chức và hoạt động của Hội nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau còn những hạn chế nhất định.

Công tác tuyên truyền giáo dục còn hạn chế, nội dung, hình thức còn lúng túng, một số chủ trương, nghị quyết triển khai chậm, chưa sát cơ sở.

Công tác tổ chức còn một số mặt yếu kém, hiệu quả hoạt động không đều, đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cơ sở; tỷ lệ tập hợp nông dân vào tổ chức còn thấp, nội dung sinh hoạt chi - tổ hội ở một số nơi chưa thiết thực. Hội chưa thể hiện tốt vai trò của mình trong tham gia quản lý xã hội, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong vận động các phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân các cấp, đảm bảo cho Hội thực sự là lực lượng nòng cốt của phong trào nông dân xây dựng nông thôn văn minh hiện đại, là thành viên tích cực của khối đại đoàn kết toàn dân, là nhân tố quan trọng của khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, cần tập trung thực hiện những nội dung sau:

- Lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ Hội phải là những người có uy tín, nhiệt tình công tác Hội, có tác phong sâu sát, cụ thể, là người trưởng thành từ phong trào

nông dân. Họ phải là những người làm ăn giỏi để bày vẽ cách làm ăn cho bà con nông dân.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội nông dân các cấp từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, đảm bảo chất lượng, không chạy theo số lượng. Cán bộ Hội không cần đông, nhưng phải là người giỏi thật sự, có khả năng cuốn hút, vận động nông dân tham gia phong trào. Chú ý quan tâm đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, cán bộ nữ, dân tộc.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền phải thực sự quan tâm, chăm lo xây dựng Hội nông dân. Ban Chấp hành Hội nông dân các cấp cần chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ Hội, chú ý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CTVĐND, nhất là CTVĐND Khơme, tôn giáo. Bản thân cán bộ Hội phải có ý chí vươn lên, thường xuyên tự học tập, phấn đấu trở thành một tuyên truyền viên, kỹ thuật viên và khuyến nông viên, thực sự là chỗ dựa tin cậy của bà con nông dân.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội "phấn đấu trong năm 2005, cấp tỉnh 1.000 cán bộ, cấp huyện, thành phố 900 cán bộ, 100% cán bộ chi, tổ hội được tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến ngư" [30, tr.10].

- Nội dung hoạt động của Hội nông dân phải thiết thực và hiệu quả, đi vào những vấn đề cụ thể, tập trung giải quyết những vướng mắc, những vấn đề bức xúc ở nông thôn đem lại lợi ích cho hội viên. Hội phải biết chọn nội dung thích hợp trong từng thời gian, từng công việc, thường xuyên sơ, tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng Hội và phong trào nông dân. Trong giai đoạn hiện nay, Hội cần chú trọng việc đào tạo, dạy nghề cho nông dân, giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt Hội nông dân phải là đầu tàu trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; giữ gìn vệ sinh môi trường; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Hình thức tuyên truyền, giáo dục, tập hợp nông dân của Hội cần đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với điều kiện sinh hoạt, nghề nghiệp và trình độ nông dân ở từng nơi.

- Ban Chấp hành Hội nông dân các cấp cần xây dựng quy chế làm việc, chủ động liên kết, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, các cơ sở khoa học tư vấn nhằm tổ chức các cuộc trao đổi, tọa đàm, cung cấp thông tin, giúp nông dân sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

- Phong cách làm việc của Hội phải thực sự dân chủ, để nông dân mạnh dạn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. Cán bộ Hội phải thường xuyên bàn bạc trực tiếp với bà con nông dân về mô hình, cách thức sản xuất. Đặc biệt phải sâu sát cơ sở để xây dựng, phát hiện, tổng kết và nhân nhanh, rộng những mô hình mới, những diện tích đạt giá trị sản xuất và những hộ nông dân có thu nhập cao. Khắc phục bệnh quan liêu, kiên quyết uốn nắn sửa chữa những lệch lạc, sai trái trong công tác.

- Các cấp ủy đảng cần quan tâm chế độ và chính sách đãi ngộ, khuyến khích đối với cán bộ Hội, tạo điều kiện, cơ chế, môi trường thuận lợi cho Hội hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)