Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 81 - 85)

- Tổ chức và hoạt động của Hội nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau còn có những bất cập

3.2.3.Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn

để tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động nông dân tích cực sản xuất, xây dựng đời sống nông thôn mới. Đồng thời tập hợp nông dân nhằm tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ, công sức để họ chống đỡ những rủi ro trong sản xuất, để tồn tại và phát triển.

Để làm tốt vấn đề này cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ... xây dựng các hội này vững mạnh nhằm lôi cuốn, thu hút nông dân, thực sự là chỗ dựa tin cậy của nông dân.

- Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã ở nông thôn, xây dựng các hợp tác xã thực sự là một tổ chức kinh tế, góp phần đắc lực trong việc giúp nông dân tiêu thụ, chế biến nông sản, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chống tư thương chèn ép...

- Hiện nay ở Cà Mau, hình thức hợp tác tự nguyện của các hộ nông dân với nhau đang có bước phát triển và mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy cần phải tăng cường động viên, khuyến khích nông dân lập các tổ hợp tác tự nguyện, liên kết một số hộ cùng góp vốn, góp sức lao động, vật tư để phát triển kinh tế gia đình.

- Cấp ủy đảng, chính quyền cần động viên, khuyến khích nông dân thành lập các hội nghề nghiệp, các hình thức liên kết cộng đồng các nhóm dân cư ở nông thôn như Hội khuyến nông, Hội làm vườn, các câu lạc bộ... tổ chức đảng và chính quyền địa phương phải theo dõi, kiểm tra hoạt động của các tổ chức này, giúp đỡ cho nó hoạt động có hiệu quả để thông qua đó tuyên truyền, giáo dục, vận động nông dân.

3.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn thôn

Đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với CTVĐND. Họ là những người sống ở khu dân cư với nông dân, hàng ngày gặp gỡ,

trực tiếp tiếp xúc với nông dân. Mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên nông thôn đều tác động trực tiếp đến tâm tư, nguyện vọng, thái độ của nông dân, đều liên quan đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Trong những năm qua, do nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đối với CTVĐND nên các cấp ủy đảng của tỉnh Cà Mau đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn. Nhờ vậy, chất lượng của đội ngũ này được nâng lên một bước về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn... góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND. Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn Cà Mau còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới. Đó là nhận thức chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, năng lực lãnh đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn, công tác vận động quần chúng... của không ít đảng viên còn thấp, tinh thần trách nhiệm chưa cao.

Ngoài ra, tình trạng quan liêu, hách dịch, ức hiếp quần chúng, tiêu xài lãng phí, sống buông thả, rượu chè bê tha, xa rời quần chúng, đặt lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ lên trên lợi ích của tập thể, tình trạng ham muốn địa vị, tiền bạc dẫn đến bè phái, cục bộ, gây mất đoàn kết nội bộ của đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn còn xảy ra ở không ít nơi. Điều này làm cho nhân dân bất bình, tác động tiêu cực đến lòng tin của nông dân đối với Đảng, ảnh hưởng đến CTVĐND.

Trong thời gian tới, để tăng cường lòng tin của nông dân đối với Đảng, chính quyền, đòi hỏi các cấp ủy đảng ở Cà Mau phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn của tỉnh vững mạnh, làm cho họ thực sự là tấm gương để quần chúng noi theo, có sức cuốn hút nông dân vào phong trào cách mạng.

Nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, đảng viên nông thôn trong CTVĐND cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII; làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, làm trong sạch đội ngũ cán bộ,

đảng viên nông thôn. Cần xử lý nghiêm, dứt điểm, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng số cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm tiêu chuẩn đảng viên.

- Làm tốt công tác phân công, quản lý cán bộ, đảng viên.

Các cấp ủy đảng, trực tiếp là chi bộ phải thường xuyên phân công, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận. Thông qua nhiệm vụ được phân công, cán bộ, đảng viên bộc lộ rõ trách nhiệm, trình độ, năng lực, đạo đức của mình, thể hiện mức độ tín nhiệm của quần chúng đối với họ.

Phân công công tác cho cán bộ, đảng viên phải trên cơ sở năng lực, sở trường, nguyện vọng, điều kiện, môi trường hoạt động, hoàn cảnh của từng người. Tuyệt đối không được tùy tiện áp đặt, chủ quan hay do tình cảm cá nhân.

Phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên không được chung chung mà phải giao việc, địa bàn, đối tượng cụ thể. Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ, giúp các hộ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất. Vận động các gia đình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương; vận động nông dân xây dựng gia đình, ấp, xóm văn hóa, kế hoạch hóa gia đình, đưa con em tới tuổi đi học đến trường... Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách các chuyên đề như làm kinh tế VAC, VACR, kỹ thuật nuôi trồng, cải tạo vườn tạp, nhất là nghề nuôi tôm - thế mạnh của Cà Mau.

Bên cạnh việc phân công, giao nhiệm vụ là việc quản lý cán bộ, đảng viên. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên có nội dung rất phong phú, quản lý họ về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, điều kiện sinh hoạt... Trách nhiệm quản lý thuộc về tất cả các tổ chức đảng. Để làm tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở nông thôn Cà Mau cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

Tỉnh ủy và các huyện ủy cần có những nghị quyết, chỉ thị chuyên đề về công tác quản lý cán bộ, đảng viên.

Xây dựng và hoàn thiện các quy định về chế độ quản lý cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò của chi bộ quản lý cán bộ, đảng viên.

Tổ chức tốt việc giám sát của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng phải "vận động nhân dân góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên" [16, tr.140].

Phối hợp với chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên.

Thường xuyên kiểm tra cán bộ, đảng viên.

- Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới nhằm tăng cường sự lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng ở nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND.

Trong công tác phát triển đảng viên mới, vấn đề đảm bảo chất lượng là một yêu cầu xuyên suốt từ khâu phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng cho đến khi vào Đảng và trở thành đảng viên chính thức, không được chạy theo số lượng đơn thuần. V.I.Lênin viết: "Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải để quảng cáo mà là để làm việc thật sự" [41, tr.256].

Công tác phát triển đảng viên ở vùng nông thôn Cà Mau trong thời gian qua có những tiến bộ, song cũng còn nhiều hạn chế. Một số chi bộ, đảng bộ cơ sở nhiều năm liền kết nạp rất ít hoặc không kết nạp được đảng viên nào. Hiện nay, để tăng cường phát triển đảng viên mới ở nông thôn Cà Mau cần tập trung làm tốt những nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cấp ủy đảng, chi bộ ở nông thôn Cà Mau cần làm cho tất cả đảng viên nhận thức rõ công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức đảng và mỗi đảng viên; xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên một cách cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc; đẩy mạnh việc tạo nguồn phát triển đảng viên; coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện đối tượng kết nạp Đảng; cấp ủy, chi bộ cần phân công đảng viên có uy tín, năng lực giúp đỡ đối tượng; thực hiện nghiêm túc các thủ tục kết nạp đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng hiện hành.

Đảng viên được kết nạp phải gần gũi với quần chúng, biết làm công tác dân vận, có năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng, được quần chúng tín nhiệm.

- Chú trọng, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ xóm, ấp. Cần có quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đối với số cán bộ này. Bởi vì họ là những người trực tiếp tổ chức các hoạt động ở xóm,

ấp, chăm lo cuộc sống của các gia đình nông dân và đại diện cho dân trước tổ chức đảng, chính quyền.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, khuyến nông viên ở nông thôn. Vì đây là bộ phận cán bộ trực tiếp phổ biến khoa học kỹ thuật và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nông dân, làm thay đổi tư duy, cách làm ăn của bà con nông dân, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có những biện pháp, kế hoạch cụ thể mở rộng, nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, khuyến nông viên, làm cho họ thật sự là chỗ dựa tin cậy của nông dân, có khả năng làm kinh tế giỏi, biết làm giàu cho mình và giúp bà con nông dân vươn lên làm giàu, có khả năng quy tụ, tập hợp nông dân, biết tổ chức và tạo dựng phong trào nông dân, giúp đỡ nông dân trong việc xây dựng cuộc sống gia đình, làng xóm, quê hương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng CTVĐND.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 81 - 85)