Về tâm trạng, lòng tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 42 - 43)

Trong những năm qua, do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự năng động sáng tạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nên đời sống mọi mặt của nông dân Cà Mau không ngừng được cải thiện. Nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI), nông dân Cà Mau thực sự yên tâm với chính sách giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế hộ, yên tâm đầu tư vào sản xuất để nâng cao đời sống. Điều đó tác động mạnh mẽ đến tâm trạng, niềm tin của nông dân. Nông dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Việc triển khai thực hiện rộng rãi quy chế dân chủ ở cơ sở đã mang lại một luồng sinh khí mới cho nông dân; đã góp phần giải tỏa tâm trạng bức xúc của nông dân. Nông dân ngày càng ý thức về quyền làm chủ của mình. Đồng thời họ cũng có ý thức trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đảng bộ, chính quyền địa phương. Nông dân mạnh dạn góp ý xây dựng Đảng, đội ngũ cán bộ, phương thức quản lý, điều hành của chính quyền.

Do tác động của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nên nông dân đã mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng, tâm tư, thắc mắc của mình và được đáp ứng, giải quyết kịp thời.

Thực tế cho thấy, thành tựu của công cuộc đổi mới không chỉ tác động trực tiếp đến tâm trạng, lòng tin của nông dân đối với Đảng mà còn góp phần củng cố tình làng, nghĩa xóm ở nông thôn. Phong trào tương trợ vốn, giúp nhau làm ăn kinh tế đã được đông đảo nông dân tham gia, khắc phục được tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân đã thoát được nghèo.

Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ nông dân ít quan tâm đến đời sống chính trị, thậm chí thờ ơ trước những vấn đề chính trị của đất nước, địa

phương. ý thức làm chủ của nông dân chưa cao. Họ ít tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Một bộ phận nông dân chỉ đòi quyền lợi mà không thấy và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.

Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ, đảng viên nông thôn tha hóa về đạo đức lối sống như tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu, phát ngôn bừa bãi, rượu chè bê tha... năng lực hạn chế... Tất cả những điều đó đã tác động trực tiếp đến tâm trạng, lòng tin của nông dân đối với tổ chức đảng, chính quyền địa phương. Qua tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với một số nông dân cho thấy, họ tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhưng băn khoăn, lo lắng, giảm sút lòng tin đối với một số cán bộ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động đến tận ngõ ngách ở nông thôn. Lối sống thực dụng đang ngấm dần trong một bộ phận nông dân, làm cho tình cảm xóm giềng "lá lành đùm lá rách", "tối lửa tắt đèn có nhau" có nguy cơ mai một. Đó là những trở ngại lớn cho việc vận động nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của chính quyền địa phương, trong việc vận động nông dân xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, hiện đại ở nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)