Một số kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 60 - 65)

- Tổ chức và hoạt động của Hội nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau còn có những bất cập

2.2.3. Một số kinh nghiệm rút ra

Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại thiếu sót trong CTVĐND thời gian qua, nhất là từ khi đổi mới đất nước đến nay của Đảng bộ tỉnh Cà Mau, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho CTVĐND như sau:

Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải nhận thức đầy đủ vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thường xuyên coi trọng công tác vận động nông dân

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nó không chỉ quyết định đến chất lượng CTVĐND, đến phong trào nông dân mà còn quyết định đến việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức.

Thực tế cho thấy, lúc nào, nơi nào các cấp ủy, tổ chức đảng coi trọng CTVĐND thì sẽ thu hút được đông đảo nông dân tham gia phong trào hành động cách mạng. Đó là cơ sở để kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống của nông dân được cải thiện, lòng tin của nông dân đối với tổ chức đảng, chính quyền được củng cố. Ngược lại nơi nào, lúc nào các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, chưa quan tâm đúng mức đến CTVĐND thì phong trào nông dân sẽ không phát triển, kinh tế - xã hội ở nông thôn trì trệ, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, lòng tin của nông dân đối với tổ chức đảng, chính quyền giảm sút.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đơn vị kinh tế, các ngành làm công tác vận động nông dân

Công tác vận động nông dân là vấn đề lớn, là việc có tính liên tục, lâu dài, là việc khó. Vì vậy, đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng, mọi tổ chức để làm tốt công tác này. Để CTVĐND đạt kết quả tốt, các cấp ủy, tổ chức đảng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ chính quyền và các đoàn thể, các ngành, các tổ chức, đơn vị kinh tế để hỗ trợ cho nông dân sản xuất, tạo động lực cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Cấp ủy phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, có kiểm tra cụ thể nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong hệ thống chính trị. Tạo ra sức mạnh tổng hợp, sự đồng thuận trong CTVĐND. Cấp ủy phải xâu kết hoạt động của các đoàn thể thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Tình trạng né tránh, đùn đẩy hay hiện tượng phối hợp hình thức, lỏng lẻo của các tổ chức trong hệ thống chính trị sẽ làm hạn chế hiệu quả của CTVĐND.

Ba là, Đảng bộ, chính quyền các cấp phải bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và phải cụ thể hóa cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nông dân trong tỉnh, mang lại lợi ích thiết thực cho họ

Qua nghiên cứu, trao đổi cũng như khảo sát thực tế cho thấy, muốn CTVĐND có kết quả thì đảng bộ, chính quyền phải bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời chủ trương của tổ chức đảng, chính quyền địa phương phải xuất phát từ những vấn đề bức xúc của bà con nông dân, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nông dân, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Đây là vấn đề cơ bản, có tính chất quyết định đối với phong trào nông dân. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào, tổ chức đảng, chính quyền có những chủ trương đúng đắn, cụ thể, đáp ứng lợi ích cho nông dân thì nơi đó phong trào nông dân phát triển mạnh. Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nhanh chóng được triển khai thực hiện trong cuộc sống. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên. Mối quan hệ, lòng tin của nông dân đối với tổ chức đảng, chính quyền càng thêm bền chặt. Phong trào xóa cầu khỉ, làm lộ bê tông, phong trào xóa đói giảm nghèo... ở tỉnh là minh chứng sống động nói lên điều đó. Ngược lại nơi nào, tổ chức đảng, chính quyền không quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc xảy ra ở nông thôn, không đáp ứng lợi ích chính đáng của nông dân thì CTVĐND sẽ gặp trở ngại, phong trào nông dân ở nơi đó trì trệ, "dậm chân tại chỗ".

Bốn là, các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là Hội nông dân các cấp vững mạnh

Các đoàn thể, nhất là các đoàn thể cơ sở có vai trò rất quan trọng trong CTVĐND. Bởi vì không ai hiểu dân, sát dân bằng các tổ chức đoàn thể ở nông thôn. Tổ chức đảng, chính quyền tự làm yếu mình nếu không chăm lo xây dựng các đoàn thể vững mạnh. Thông qua các tổ chức đoàn thể, dựa vào họ mà tổ chức đảng, chính quyền sẽ nắm được tâm tư, nguyện vọng của nông dân. Từ đó có những chủ trương đúng đắn thúc đẩy phong trào nông dân phát triển. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND đòi hỏi tổ chức đảng các cấp, chính quyền phải thường xuyên chăm lo xây dựng các đoàn thể nhân dân.

Đặc biệt là phải chăm lo xây dựng Hội nông dân vững mạnh. Bởi vì Hội nông dân là người trực tiếp làm CTVĐND, là người hiểu và bảo vệ cho quyền lợi của hội viên. Đồng thời là người tham mưu giúp cho cấp ủy có những quyết sách

đúng đắn về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Có thể thấy phong trào nông dân gắn liền với vai trò thực tế của Hội nông dân. Khi Hội nông dân được chăm lo xây dựng và củng cố vững chắc thì phong trào nông dân phát triển mạnh. Ngược lại, khi các cấp ủy, tổ chức đảng thiếu sự quan tâm củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ của Hội, không tạo điều kiện cho Hội hoạt động thì phong trào nông dân trầm lắng.

Chính vì vậy, việc chăm lo xây dựng các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là Hội nông dân vững mạnh là việc không thể thiếu nhằm nâng cao kết quả CTVĐND.

Năm là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh và nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong CTVĐND.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên ở nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với CTVĐND. Họ thường xuyên gần gũi nông dân, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, cùng sinh sống, lao động với dân. Vì vậy, họ là cầu nối giữa Đảng với dân, là người tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cho dân hiểu, làm theo, là người phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân đến với Đảng, giúp Đảng có những chủ trương đúng đắn về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Thực tế một số xã trong tỉnh Cà Mau cho thấy, nơi nào tổ chức đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở vững mạnh, đủ phẩm chất và năng lực thì nơi đó nông dân tin tưởng cán bộ, đảng viên. Nông dân nghe và làm theo những hướng dẫn của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên cơ sở lúc đó thực sự là tấm gương cho nông dân noi theo. Ngược lại nơi nào tổ chức đảng, chính quyền lơ là không thường xuyên coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh, không giao công việc cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, không theo dõi, giám sát, kiểm tra, để cán bộ không tôn trọng dân, ức hiếp dân, làm khó dân... thì nơi đó dân oán thán, bất bình, không tin cán bộ. Và do đó CTVĐND sẽ không thu được kết quả tốt.

Sáu là, phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức vận động nông dân

Thực tế CTVĐND trong thời gian qua cho thấy, để CTVĐND đạt kết quả nhất định phải thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức vận động nông dân.

Nội dung CTVĐND phải thiết thực, đi vào những vấn đề cụ thể, những vấn đề nông dân quan tâm, lo lắng, mong đợi, những vấn đề bức xúc trong nông dân. Tránh tình trạng hô hào chung chung, đưa ra những nội dung không thiết thực, quá sức dân, không có tính khả thi. Vì vậy, nội dung CTVĐND phải vừa tầm, phù hợp với điều kiện, khả năng của nông dân. Có như vậy, phong trào hành động cách mạng mới được nông dân tích cực hưởng ứng.

Song song với việc đổi mới nội dung là đổi mới phương thức vận động nông dân. Phương thức vận động nông dân có vai trò quan trọng trong CTVĐND. Phương thức là cái truyền tải nội dung, có phương thức hợp lý thì nội dung của CTVĐND mới được thể hiện sinh động trong cuộc sống. Chính vì vậy các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể cần thường xuyên đổi mới phương thức vận động nông dân cho phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng, trong từng thời kỳ. Bởi đó là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng CTVĐND.

Chương 3

Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước 3.1. Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)