- Tổ chức và hoạt động của Hội nông dân các cấp của tỉnh Cà Mau còn có những bất cập
3.1.2.1. Nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước cho nông dân, tăng cường khối đại đoàn kết ở nông thôn, xây dựng khối liên minh công nông
tăng cường khối đại đoàn kết ở nông thôn, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức vững chắc
Hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá Đảng, chế độ ta. Chúng tập trung mũi nhọn vào địa bàn nông thôn, nhằm vào đối tượng nông dân. Cà Mau - tỉnh cuối cùng cực Nam của Tổ quốc cũng là nơi như thế. Kẻ thù thường lợi dụng những khuyết điểm của tổ chức đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên
hòng tác động đến lòng tin của nông dân, chia rẽ nông dân với tổ chức đảng, chính quyền, với cán bộ, đảng viên.
Chính vì vậy, nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của nông dân là nhân tố quan trọng góp phần ổn định chính trị - xã hội ở địa phương.
Cùng với việc nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước cho nông dân là tăng cường khối đại đoàn kết ở nông thôn, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức vững chắc. Đây là đòi hỏi khách quan của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CTVĐND trong thời kỳ mới. Trong Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII), Đảng ta chỉ rõ:
Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Đảng ta trong thời kỳ này là xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi thành phần, mọi tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đồng tâm nhất trí, nỗ lực phấn đấu góp phần đẩy tới một bước CNH, HĐH đất nước" [17, tr.30].
Văn kiện Đại hội IX, Đảng ta xác định: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo" [16, tr.86].
Đảng bộ tỉnh Cà Mau cũng xác định: "Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ở địa phương" [11, tr.78].
Thật vậy, tăng cường khối đại đoàn kết ở nông thôn, liên kết giữa nông dân với các giai tầng khác trong xã hội là cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi lực lượng, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.