Trần Văn Sơn, Ý tưởng về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Thủ tướng Chính phủ, Tạp chí Thanh tra số 04, tr.29-31

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 66 - 69)

các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương làm ảnh hưởng đến tính công bằng, khách quan của các phán quyết. Điều đó cũng phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội số 30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, việc làm này cũng phù hợp với các yêu cầu trong ký kết các hiệp ước, các hợp đồng quốc tế.

Tuy nhiên, để tài phán hành chính hoạt động có hiệu quả thì chúng ta còn phải tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc. Một trong những vướng mắc cơ bản và quan trọng nhất chính là xác định những loại quyết định hành chính, hành vi hành chính nào là đối tượng của tài phán hành chính.

Về nguyên tắc, quyết định giải quyết các việc cá biệt (quyết định áp dụng pháp luật) do các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức có thẩm quyền trong cơ quan hành chính ban hành bị khiếu nại mới là đối tượng của tài phán hành chính (đó phải là quyết định hành chính lần đầu). Tuy nhiên, việc thực hiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính thời gian qua, cho thấy một thực tế đang tồn tại là việc xác định những quyết định hành chính cá biệt nào thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính là điều không đơn giản. Hiện nay, pháp luật cũng chưa quy định thống nhất thế nào là quyết định hành chính cá biệt. Ngay trong cùng một văn bản pháp luật thì những quyết định hành chính là đối tượng xét xử của tài phán hành chính cũng chưa được quy định thống nhất.

Cần thiết phải xác định cụ thể, chính xác quyết định hành chính nào là đối tượng của tài phán hành chính trước khi giao nhiệm vụ cho tài phán hành chính.

Đối với hành vi hành chính, các đương sự muốn khởi kiện hành vi hành chính thì phải xác định được hành vi nào của cơ quan hành chính, cán bộ công chức có thẩm quyền vi phạm thuộc thẩm quyền của tài phán hành chính. Muốn vậy các văn bản pháp luật về tố tụng hành chính phải quy định

cụ thể hành vi nào là hành vi được quyền khởi kiện thuộc thẩm quyền của tài phán hành chính, hành vi nào không được quyền khởi kiện.[55]

Để cơ chế tài phán hành chính phát huy hiệu quả, phải cho phép luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại (trước mắt, có thể cho phép luật sư tham gia ở mức độ cung cấp các dịch vụ pháp lý, tư vấn cho người khiếu nại). Việc cho phép luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại sẽ khiến người giải quyết khiếu nại phải khách quan hơn. Sự tham gia của luật sư trong các hoạt động tố tụng, tài phán luôn là biểu hiện của một xã hội công bằng, dân chủ. Cơ chế này sẽ còn phát huy hiệu quả cao hơn nữa nếu trình tự tố tụng, tài phán được chuyển từ tố tụng tố cáo sang tố tụng tranh tụng, từ án tại hồ sơ sang án tại phiên tòa…[56]

Việc nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính ở nước ta hiện nay, nhất là trong điều kiện có toà án hành chính (toà án nhân dân đang được giao thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính) trong bối cảnh trật tự kỷ cương quản lý nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, tổ chức bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập thì việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính cần phải có bước đi thích hợp, trong giai đoạn đầu có thể thí điểm thành lập ở một số địa phương, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng trong phạm vi cả nước.

Ý tưởng thành lập mô cơ quan tài phán hành chính không còn mới ở nước ta. Vì vậy việc áp dụng mô hình cơ quan này ở quy mô thử nghiệm lầ cần thiết. Trong bối cảnh của Việt Nam, khi áp dụng mô hình cơ quan này ở quy mô thử nghiệm, cần quan tâm đến việc thành lập cơ quan tài phán hành chính chuyên ngảnh. Chỉ khi đã tích lũy được kinh nghiệm cần thiết về hoạt động mới mẻ này mới tính đến việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính chung.

55

Đỗ Xuân Đông (2005), Tài phán hành chính liệu có thay thế được cơ chế “người bị kiện cũng là người xử kiện, http://www.nclp.org.vn

56

Đỗ Xuân Đông (2005), Tài phán hành chính liệu có thay thế được cơ chế “người bị kiện cũng là người xử kiện, http://www.nclp.org.vn

Trên thực tế, mô hình cơ quan tài phán hành chính chuyên ngành đã nhận được khá nhiều sự ủng hộ của các nhà chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền ở nước ta. Đặc biệt việc đề xuất việc thành lập mô hình cơ quan tài phán hành chính để giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý đất đai và sở hữu trí tuệ đã được bàn luận đến.[57]

Nên chăng chúng ta cũng cần nhìn nhận lại vấn đề: cần phải tạo đủ điều kiện tiền để mới tổ chức tài phán hành chính? Vấn đề đặt ra ngược lại ở chỗ: chính tổ chức từng bước đi vững chắc tài phán hành chính sẽ là động lực, đòn bẩy thúc đẩy sự hình thành các tiền đề và điều kiện nói trên. Công cuộc cải cách hành chính và cải cách tư pháp nên bắt tay vào việc chuẩn bị sự hình thành tài phán hành chính.[58]

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w