Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 59 - 62)

43 Báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm

3.1.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

khiếu nại hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Thứ nhất, Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác giải quyết khiếu nại. Tập trung rà soát các án tồn đọng, kéo dài phân định rõ thẩm quyền, có kế hoạch phân công cụ thể các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tham mưu, quyết định giải quyết.

Mặt khác, tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại. Chú ý bố trí cán bộ có đủ năng lực thực hiện công tác này và tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải bố trí thời gian để tiếp công dân định kỳ, thực hiện nghiêm túc quy định đối thoại với công dân khiếu nại trước khi đưa ra quyết định giải quyết.

Tập trung triển khai thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành pháp luật. Đối với những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và kết luận của Bộ, ngành trung ương thì các địa phương phải kiên quyết thực hiện dứt điểm, không để vụ việc dây dưa, kéo dài.

Thứ hai, hiện nay vấn đề khiếu nại hành chính trong một số lĩnh vực đang rất nóng bỏng. Các cấp chính quyền cần chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và những lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại. Quá trình thực

hiện các dự án, nhất là các dự án thu hồi đất của nhân dân cần phải được bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận thống nhất trong nhân dân trước khi thực hiện. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, thiếu sót ngay từ khi mới phát sinh nhằm hạn chế khiếu nại.

Thứ ba, Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính:

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính phụ thuộc rất nhiều vào phương thức giải quyết khiếu nại được xác lập trên thực tế, nhưng trước những đòi hỏi của yêu cầu hội nhập quốc tế, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính cần tập trung vào những điểm sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các chủ thể dễ dàng thực hiện quyền khiếu nại hành chính, trong đó có quyền đề nghị người ra quyết định hành chính xem xét lại quyết định hành chinh đó. Nội dung Luật Khiếu nại cần thể hiện rõ khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể lựa hoặc là khiếu nại đến người có quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc là khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại cần quy định phù hợp với thực tiễn theo hướng đơn giản, công khai, dân chủ, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại, nhất là việc giải quyết khiếu nại lần đầu, như: thời gian giải quyết ngắn hơn; trình tự, thủ tục đơn giản hơn... Cần làm rõ và bổ sung quy định về thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại; quyền, nghĩa vụ của luật sư. Việc gặp gỡ, đối thoại, tranh luận là thủ tục trong quá trình giải quyết, phải được tiến hành công khai, dân chủ, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan tham dự. Đối với những vụ việc phức tạp, trước khi ra quyết định giải quyết, nếu thấy cần thiết người giải quyết khiếu nại có thể thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến. Để đảm bảo tính minh bạch

trong giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.[50]

- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại giữa các bên liên liên quan trong vụ việc khiếu nại hành chính. Cần quy định người khiếu nại và người bị khiếu nại đều có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại.

- Quy định rõ về sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại. Đối với luật sư, cần quy định luật sư có quyền tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại ; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền; xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; được nghiên cứu hồ sơ vụ việc, ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Thứ tư, Cần đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cơ quan hành chính và cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại. Tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra trong việc tham mưu giúp thủ trưởng các cấp giải quyết khiếu nại, tổ chức tiếp công dân, nhân đơn khiếu nại. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính với các tổ chức, đoàn thể trong việc giải quyết khiếu nại nhất là giải quyết những vụ việc phát sinh từ cơ sở, những vụ việc khiếu nại đông người, khiếu nại vượt cấp.

Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hành chính cấp trên đối với cơ quan hành chính cấp dưới cần được xem là công việc nội bộ mang tính chất thường xuyên của các cơ quan đó chứ không phải chỉ khi có khiếu nại hành

50

Nguyễn Tuấn Khanh (2010), Thực hiện quyền khiếu nại hành chính trong điều kiện hội nhập quốc tế,

chính thì cơ quan cấp trên mới có cơ hội kiểm tra việc thực hiện pháp luật của cơ quan cấp dưới.[51]

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w