Phạm Hồng Quang (2009), Hoàn thiện chế định tài phán hành chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển: Một vài kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, Nhật Bản và Trung Quốc,

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 62 - 66)

nhập và phát triển: Một vài kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, Nhật Bản và Trung Quốc, sách chuyên khảo: Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững – NXB Công an nhân dân.

cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi công dân, tổ chức không đồng ý thì đều có quyền lựa chọn con đường khởi kiện tại tòa án.

Thứ hai, Việc khởi kiện vụ án hành chính nên được quy định là có thể được thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính.Việc thụ lý giải quyết vụ án hành chính của Toà án sẽ làm chấm dứt quyền khiếu nại tiếp theo của người khởi kiện và Toà án sẽ đình chỉ việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Quy định này không những mở rộng phạm vi được lựa chọn của người khiếu kiện mà còn bảo đảm quyền tự sửa chữa những sai sót của cơ quan hành chính nhà nước; đề cao trách nhiệm của Toà án và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Pháp luật cần phải có những quy định cụ thể, bắt buộc, một cơ chế ràng buộc hợp lý và hiện thực để buộc người bị khởi kiện thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm công vụ của người bị khởi kiện cho từng giai đoạn của qúa trình tố tụng . Cụ thể là:

- Nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan các tài liệu, chứng cứ. Trong đó có quy định rõ tài liệu, chứng cứ nào thuộc phạm vi bắt buộc.

- Người bị kiện nếu không trực tiếp tham gia tố tụng thì phải cử người đại diện có trách nhiệm và có tinh thần. thái độ đúng đắn, tránh tình trạng thờ ơ, đùn đẩy. Người bị kiện và người đại diện (hoặc người được uỷ quyền) phải có sự thống nhất và nhất quán trong quá trình tham gia giải quyết vụ án.

- Người bị kiện phải có trách nhiệm chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án trong thời hạn do luật định như: sửa quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật gây ra...

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính, một trong những khâu then chốt nhất là xây dựng pháp luật hành chính đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt trong một số lĩnh vực như Thuế, đất đai, xây dựng, tài nguyên môi trường… Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản này theo hướng thống nhất giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng khi xét xử các vụ án hành chính. Nếu có hệ thống pháp luật đầy đủ, cụ thể, rõ ràng thì sẽ phần nào giảm bớt khiếu kiện và nếu có khiếu kiên thì Tòa án cũng có đầy đủ căn cứ pháp luật để giải quyết.

Thứ tư: Cần phải cải tiến hình thức tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán; cải tiến phương thức lãnh đạo và sự tham gia tuyển chọn Thẩm phán của các cấp uỷ Đảng, chuyển chức năng này từ các Đảng uỷ địa phương sang cấp Đảng uỷ khối ngành cấp trên, cụ thể là ngành Tư pháp. Kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán lên 10 năm/một nhiệm kỳ. Hơn nữa, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm xét xử cho đội ngũ Thẩm phán, nhằm đáp ứng nhu cầu và thực tiễn xét xử các vụ án hành chính.

Thứ năm: Tăng cường công tác thi hành các quyết định, bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cần có hướng dẫn cụ thể về thủ tục thi hành các bản án quyết định hành chính để đảm bảo hiệu lực thực tế, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ sáu: Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho Tòa án nhân dân hoạt động. Cần tăng cường cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như tương xứng với cơ sở vật chất của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh việc trang bị các trang thiết bị và phương tiện làm việc thì cần bảo đảm đủ kinh phú cho các tòa án nhân dân hoạt động.

Thứ bảy, Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật và quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho toàn thể xã hội. Công tác tuyên truyền phổ

biến giáo dục pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính cần được thực hiện mạnh mẽ và tích cực hơn nữa. Trong những năm qua, công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Trong thời gian tới, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về khiếu kiện hành chính cần phải được hướng tới nhiều tầng lớp nhân dân, trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực, những vấn đề mà người dân còn bức xúc. Hình thức của hoạt động này có thể là những buổi sinh hoạt tìm hiểu pháp luật tại các tổ dân phố, các cơ quan, ban ngành ở địa phương; phát tờ rơi; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; các bài học đạo đức, giáo dục công dân trong các nhà trườnh phổ thông, các bài giảng trong các giáo trình pháp luật đại cương của các trường Đại học, cao đẳng…

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ

Để khắc phục cơ bản tình trạng bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan, từ tính đặc thù của việc giải quyết khiếu kiện hành chính thì cơ quan tài phán hành chính phải được thành lập theo hệ thống dọc, thuộc hành pháp, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, độc lập với cơ quan hành chính các cấp.[53]

- Cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Cơ quan tài phán có quyền phán quyết về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Việc giải quyết khiếu kiện đươc tiến hành theo những thủ tục chặt chẽ. Cơ quan hành chính bình đẳng với công dân trong quá trình giải quyết khiếu kiện. Công dân có thể ủy quyền cho Luật su thực hiện việc khiếu kiện.

53

Phạm Anh Tuấn (2007), Về việc thanh lập cơ quan hành chính thuộc hệ thống hành chính, Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính.

Việc giải quyết khiếu kiện được thực hiện thông qua Hội đồng. Phán quyết của Hội đồng bằng bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số .

- Quá trình giải quyết khiếu kiện được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, khi phát sinh khiếu kiện, cơ quan hành chính không thụ lý, giải quyết mà cơ quan tài phán sẽ thụ lý. Nếu cơ quan hành chính huỷ bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính hoặc công dân rút đơn khiếu kiện thì cơ quan tài phán ra quyết định công nhận, chấm dứt việc khiếu kiện.

Giai đoạn thứ hai,Trường hợp cơ quan hành chính hoặc công dân không thay đổi quan điểm thì vụ việc sẽ được giải quyết tại cơ quan tài phán.

Giai đoạn thứ ba, Trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan tài phán thì các bên có quyền khiếu kiện vụ án hành chính tại toà án. Việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.[54]

- Hệ thống cơ quan tài phán hành chính bao gồm: Cơ quan tài phán hành chính Trung ương, cơ quan tài phán hành chính vùng, cơ quan tài phán hành chính khu vực. Cơ quan này độc lập với cơ quan hành chính về tổ chức, công tác, kinh phí vì vậy sẽ độc lập trong việc phán quyết đối vối quyết định hành chính , hành vi hành chính

Người khiếu nại có quyền yêu cầu được giải quyết theo trình tự tài phán hành chính trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ việc khiếu nại. Việc thành lập cơ quan tài phán hành chính được kỳ vọng sẽ đảm bảo mọi khiếu nại hành chính được giải quyết khách quan và hiệu quả, khắc phục được khiếm khuyết của cơ chế cơ quan hành chính vừa là người ra quyết định, vừa là người giải quyết khiếu nại.

Việc xây dựng thí điểm mô hình cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, tổ chức theo khu vực sẽ tránh sự can thiệp của

54 Trần Văn Sơn, Ý tưởng về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Thủ tướng Chính phủ, Tạp chí Thanh tra số 04, tr.29-31.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w