Lê Thùy Linh (2008), quyết định xử phạt vi phạm hành chính – đối tượng xét xử của tòa án hành chính,

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 38 - 40)

trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính chưa được thể hiện đầy đủ. Các quy định hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai, giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính với thủ tục giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền, song người dân vẫn không tin vào tính khách quan, công bằng của cơ quan hành chính đã giải quyết mà vẫn tái khiếu, tiếp khiếu vượt cấp lên trên [26].

Thứ bảy, Người dân đi khiếu nại thường phải sưu tầm, thu thập các căn cứ cho đơn khiếu nại của mình. Tuy nhiên việc thu thập đầy đủ các thông tin, chứng cứ của người khiếu nại gặp khá nhiều khó khăn bởi lẽ các cơ quan giải quyết khiếu nại dường như không chú trọng đến việc yêu cầu các cơ quan ban hành quyết định bị khiếu nại phải giải trình những lập luận, căn cứ liên quan. Mặt khác, hiểu biết của người khiếu nại về pháp luật còn hạn chế mặc dù tại các địa phương công tác trợ giúp pháp lý mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn rất ít ỏi so với nhu cầu. Tính chất khép kín của nền hành chính khiến cho người dân rất khó tìm kiếm thông tin làm bằng chứng cho yêu cầu khiếu nại của mình. Hiện nay, thực trạng dễ nhận thấy của hệ thống pháp luật Việt Nam là có một khối lượng lớn các văn bản dưới luật được nhiều cấp ban hành để thi hành luật, việc hệ thống hóa, rà soát các văn bản pháp luật còn hiệu lực chưa được quan tâm trong khi việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật luôn diễn ra thường xuyên. Quả là khó khăn cho người dân đi khiếu nại phải tự chứng minh về những căn cứ pháp luật của đơn thư khiếu nại.

Thứ tám, Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2004,2005) đã quy định về quyền tham gia của Luật sư trong cơ chế giải

26 Hoàng Ngọc Giao, Trần Văn Sơn, Nguyễn Thị Thu Vân, Đinh Văn Minh, Nguyễn Thị Hạnh (2008),

Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, Báo cáo tóm tắt tháng 8 / năm 2009

quyết khiếu nại. Tuy nhiên, sự tham gia của Luật sư mới chỉ dừng lại ở tư cách tư vấn, giúp đỡ trong quá trình giải quyết khiếu nại. Người dân phải tự mình thực hiện việc khiếu nại một cách riêng rẽ. Trong một số trường hợp họ chỉ có thể ủy quyền khiếu nại cho người có quan hệ gia đình hoặc đại diện theo quy định của pháp luật.

Với quy định tại Điều 3 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại tố cáo [27] thì Luật sư còn gặp phải trở ngại về thủ tục hành chính để giúp thân chủ theo đuổi khiếu nại hành chính. Luật đã quy định rất chi tiết những việc Luật sư được làm nhưng đồng thời lại quy định định tính và có tính chất cảnh báo về những hành vi mà luật sư không được làm. Do vậy, tâm lý của nhiều Luật sư là khá e ngại, không muốn nhận các vụ việc khiếu nại hành chính.

Thực tế cho thấy, từ khi được cho phép Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, số vụ việc Luật sư tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại chiếm một phần rất nhỏ so với tổng số vụ việc khiếu nại.[28]

Thứ chín, việc bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đã có hiệu lực pháp luật gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì trách nhiệm thi hành các quyết định này chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật lại chưa quy định cụ thể trách nhiệm, các biện pháp chế tài đối các cơ quan không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền. Do đó, hiệu quả việc thi hành các quyết định

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w