Thanhtra Chính phủ (2009), Đề án tài phán hành chính (dự thảo tháng 8/2009)

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 29 - 31)

Trong bối cảnh hiện nay, vẫn đề thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành chính sẽ là hợp lý nếu xét trên các khía cạnh sau:

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, tại Khoản 7 Điều 112 có quy định: “Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo công tác thành tra, kiểm tra nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”. Không phải ngẫu nhiên lại có sự phân biệt giữa “công tác thanh tra” và “công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Theo Luật khiếu nại tố cáo và Luật Thanh tra thì các khiếu nại hành chính hiện nay trước tiên và chủ yếu giải quyết theo cơ chế thanh tra. Có thể thấy rõ, với thẩm quyền tổ chức và lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được Hiến pháp trao đã cho phép Chính phủ có thể có các cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính khác ngoài cơ chế thanh tra. Mặt khác, Điều 114 Hiến pháp năm 1992 quy định:“Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ lãnh đạo công tác của Chính phủ”.

Những quy định này đã cung cấp cơ sở hiến định cho việc thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc nhánh hành pháp và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết các khiếu kiện hành chính [13]

13

Phạm Anh Tuấn (2007), Về việc thanh lập cơ quan hành chính thuộc hệ thống hành chính, Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính.

Việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ rõ ràng sẽ gắn kết tài phán hành chính với công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và hệ thống hành chính. Hoạt động của cơ quan tài phán hành chính sẽ dễ nảy sinh nhiều vấn đề có liên quan đến các Bộ, ngành, địa phương. Do đó, đặt cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ sẽ bảo đảm sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động của cơ quan tài phán hành chính cũng như mối quan hệ giữa cơ quan này với các cơ quan khác trong bộ máy hành chính. Quyền lực của Thủ tướng sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán [14].

Việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính trong nền hành chính Nhà nước sẽ góp phần đưa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó tạo cơ sở cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vì, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới đã yêu cầu các bên phải duy trì các cơ quan tài phán phán hành chính, tư pháp và các cơ chế khác để xem xét lại và sửa đổi nhanh chóng, công bằng, khách quan (theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng) các hành vi hành chính, quyết định hành chính. Đặc biệt, các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới còn nhấn mạnh: các cơ quan tài phán và thủ tục giải quyết phải độc lập với cơ quan hành chính đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, và các quyết định của cơ quan tài phán sẽ phải điều chỉnh họat động của cơ quan hành chính đó. Như vậy có thể thấy, việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước là một hướng đi phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta [15].

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 29 - 31)