Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định:“ Cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau: 1 trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 36 - 38)

như sau: 1….trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại”

bản chưa có tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đáng chú ý nhiều cơ quan hành chính nhà nước coi việc giải quyết các khiếu nại hành chính như là một sự “ban ơn” cho người dân. Người dân hoàn toàn trông chờ vào thái độ tích cực hay không của cơ quan quản lý. Đã trở thành một định kiến khi nhiều người cho rằng bộ máy hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền của bộ máy thường ngần ngại trong việc sửa chữa những sai phạm, bẩt hợp lý của chính mình trong các quyết định hành chính bị khiếu nại.

Pháp luật hiện hành chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính, của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, chưa quy định rõ các biện pháp chế tài xử lý đối với cơ quan hành chính, thủ trưởng cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước để chậm trễ hoặc không giải quyết khiếu nại của người dân. Do vậy, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành chính, còn thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kịp thời cho người dân nhưng không bị xử lý [23].

Thứ tư, theo quy định của pháp luật người có quyết định hành chính bị khiếu nại là người giải quyết khiếu nại lần đầu. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan... Pháp luật cũng quy định người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Thực tế, nhiều khi những quy định này chưa được nghiêm túc thực hiện bởi các cơ quan công quyền khi giải quyết khiếu nại hành chính. Do vậy, vụ

23 Nguyễn Thị Hạnh (2008), quyền và thực thi quyền khiếu nại hành chính,http://www.pldvietnam.org/index.php?lang=vn&show=newsdetail&newsid=61 http://www.pldvietnam.org/index.php?lang=vn&show=newsdetail&newsid=61

việc được giải quyết thiếu tính khách quan, người dân hoài nghi và chưa thỏa mãn với cách giải quyết đó.

Đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai, pháp luật hiện hành quy định nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của người đó. Pháp luật không quy định bắt buộc người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại nên nhiều quyết định giải quyết khiếu nại chưa thấu tình, đạt lý, thậm chí có biểu hiện thiên vị, bao che, dung túng cho cấp dưới khi có sai phạm [24]

Thứ năm, Chủ thể ban hành quyết định hành chính luôn là các cá nhân có chức vụ, chức danh, có thẩm quyền cụ thể. Về nguyên tắc, khi một quyết định hành chính bị khiếu nại thì người bị kiện là người có thẩm quyền ban hành ra quyết định đó. Thực tế, chúng ta thường có các quyết định hành chính của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức nhưng lại do phó thủ trưởng cơ quan hoặc cấp dưới trực tiếp của họ ký thay hoặc thừa lệnh hay thừa uỷ quyền … Pháp luật vẫn chưa quy định rõ về vấn đề xác định trách nhiệm của các chủ thể trong những trường hợp này làm cho người khiếu nại gặp lúng túng trong việc xác định người bị khiếu nại [25]

Thứ sáu, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; chưa tạo ra cơ chế tranh luận bình đẳng trong quá trình giải quyết. Trong thực tế, cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người khiếu nại hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; vai trò của luật sư

24

Nguyễn Văn Kim (2007), Tổng quan chung về Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính,

http://www.pldvietnam.org/index,php?lang=vn&show=newsdetail&newsid=54

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w