Nguyễn Văn Kim (2007), Tổng quan chung về Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính,

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 51 - 54)

quyền của Ủy ban nhân dân, Tòa án không được làm thay công việc của cơ quan hành chính. Quyền tư pháp không thể lấn sân sang quyền hành pháp, các quan toà không thể can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan hành chính. Sau khi có phán quyết của Toà án, việc ban hành các quyết định hành chính lại hoàn toàn thuộc thẩm quyền của các chủ thể trong bộ máy hành chính nhà nước. Không có một căn cứ pháp lý nào để Toà án có thể buộc họ ban hành quyết định xử lý mới như thế nào, khả năng tái xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người có vi phạm bởi các quyết định hành chính mới không phải là không có.

Thứ mười: Công tác thi hành án hành chính còn nhiều bất cập. Trong vụ kiện dân sự, nếu bên đương sự bị xử thua không tự nguyện thi hành án thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc bên kia phải thi hành, thậm chí áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, với án hành chính, việc thi hành bản án hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự “tự giác” của cơ quan hành chính. Không có cơ quan thi hành án nào có thẩm quyền đứng ra buộc cơ quan hành chính nhà nước phải thi hành bản án, nếu cơ quan hành chính nhà nước không thi hành thì cũng không có biện pháp chế tài nào. Thậm chí nếu cơ quan hành chính nhà nước cố tình không chấp hành bản án, không ra quyết định mới trong thời gian bao lâu cũng là quyền của các cơ quan này. Vì thế, không ít trường hợp các đương sự đã tốn công sức, thời gian theo đuổi vụ kiện hành chính, được thắng kiện rồi nhưng vẫn phải chờ đợi rất lâu để cơ quan hành chính nhà nước ra quyết định khác giải quyết lợi ích chính đáng của mình. Chưa kể tình trạng quyết định hành chính mới được ban hành cũng vẫn sai, đương sự lại phải tiếp tục theo đuổi một vụ kiện hành chính mới. Như vậy, công tác thi hành án hành chính phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của nền hành chính. Cũng chính vì lý do

này mà người khởi kiện sẽ nản chí khi chọn Toà án để giải quyết các khiếu kiện hành chính [42].

Ngoài các tồn tại nêu trên, vấn đề về nguồn nhân lực cũng như tính độc lập của tòa án trong việc xét xử các vụ án hành chính cũng là một vấn đề khá nhức nhối. Cụ thể:

Năng lực và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán còn chưa đồng đều. Thẩm phán có trình độ trên đại học hoặc có trình độ cử nhân luật chính quy tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng. Còn các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh Tây Nguyên, mặc dù đội ngũ Thẩm phán về cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Thẩm phán, nhưng phần đông đều trưởng thành từ hoạt động thực tiễn và được đào tạo theo phương thức “tại chức” (vừa học, vừa làm) nên có những hạn chế nhất định về kiến thức pháp luật mới, về ngoại ngữ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác. Hiện nay vẫn còn tồn tại hơn 200 Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện chưa có bằng đại học Luật, thuộc diện được nợ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc một số Thẩm phán còn bị động, lúng túng, trong việc điều khiển phiên tòa, xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tòa, đánh giá chứng cứ. Vẫn còn tình trạng một số cán bộ, Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện trong công tác, sa đọa, thoái hóa biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.

Muốn công tác giải quyết các kiếu kiện hành chính được tốt thì đội ngũ những người có thẩm quyền giải quyết phải đảm bảo tiêu chuẩn trên nhiều bình diện, cả về số lượng, chất lượng, tinh thần trách nhiệm và đạo đức. Thế nhưng hiện nay mỗi ngành toà án, công an, kiểm sát nhân sự còn

42 Lê Thu Hương (2008), Tòa hành chính với việc đảm bảo công lý hành chính,http://www.thanhtravietnam.vn/vi-N/News/diendanthanhtra2008/11.aspx chính,http://www.thanhtravietnam.vn/vi-N/News/diendanthanhtra2008/11.aspx

thiếu cả ngàn người. Năm 2002, ngành toà án thiếu 1.116 thẩm phán. Sau 4 năm bổ sung thêm do lượng án tăng lên nhưng ngành toà án vẫn thiếu chừng 900 thẩm phán. [43]

Sự độc lập của người có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chưa được đảm bảo. Một trong những biểu hiện của sự độc lập chưa cao của thẩm phán trước cơ quan hành chính là Toà án nhân dân Tối cao hoặc các thẩm phán có xu hướng giải thích thu hẹp đi quyền hạn của mình khi xét xử hành chính. Các thẩm phán cũng không “mặn mà” với xử án hành chính, bởi người bị xử là cơ quan công quyền hoặc cán bộ, công chức đại diện cho cơ quan công quyền trong khi thẩm phán - người xét xử, chưa hẳn đã ở vị trí hoàn toàn độc lập so với các cơ quan này. Nhất là hiện nay, khi mà mỗi cấp toà hay thẩm phán đều ở trên một địa bàn xác định (tỉnh, huyện), chịu sự quản lý điều hành của cơ quan hành chính cùng cấp. Sâu xa hơn, do cùng trên một địa bàn lãnh thổ, sinh hoạt cùng một cấp cơ quan Đảng thì các thẩm phán khó tránh khỏi sự ảnh hưởng ít nhiều hay nể nang cơ quan hành chính. Với cơ chế hiện nay, người thẩm phán khó có thể có đủ bản lĩnh để độc lập. Rõ ràng rằng cứ năm năm một lần lo tái bổ nhiệm sẽ khó có thể làm an lòng người làm thẩm phán. Hơn nữa, chế độ đãi ngộ vật chất đối với thẩm phán vẫn chưa được thoả đáng. Đây có thể là khe hở để những đối tượng khác xen vào hoạt động xét xử [44].

Các vụ án hành chính nói chung cũng như các vụ án về quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói riêng thường rất phức tạp, đòi hỏi người Thẩm phán phải có sự đầu tư thời gian nghiên cứu, thu thập nhiều hồ sơ tài liệu để làm căn cứ đối chiếu, xét xử. Hiện nay ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có Tòa chuyên trách (Tòa hành chính). Toà hành chính cấp tỉnh vừa có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, vừa có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm,

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w