Về thiết chế giải quyết tranh chấp hành chính

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 56 - 57)

43 Báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm

2.2.1 Về thiết chế giải quyết tranh chấp hành chính

Hiệp định cam kết các bên xác lập cơ quan tài phán hành chính và tư phải bảo đảm việc xem xét lại công bằng, khách quan các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Yêu cầu này được thể hiện tại điểm 2.A Điều 4 chương III Hiệp định. Cụ thể là các Bên phải duy trì hay thiết lập các cơ quan tài phán hay thủ tục tư pháp, trọng tài hay hành chính để bảo đảm nhanh chóng xem xét lại các quyết định hành chính ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ theo đề nghị của người cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng và trong trường hợp chính đáng, có các biện pháp khắc phục thích hợp. Trong trường hợp các thủ tục đó không độc lập với cơ quan đã đưa ra quyết định hành chính có liên quan, các Bên bảo đảm trên thực tế rằng các thủ tục này cho phép xem xét lại một cách vô tư và khách quan. Tại Điều 7 chương VI Hiệp định cũng yêu cầu: Các Bên duy trì các cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và tư pháp nhằm mục đích xem xét và sửa đổi nhanh chóng theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng các quyết định hành chính liên quan đến các vấn đề được qui định tại Hiệp định này. Các thủ tục này cần bao gồm cơ hội khiếu kiện mà không bị trừng phạt cho người bị ảnh hưởng bởi quyết định có liên quan. Nếu như quyền khiếu kiện ban đầu là quyền khiếu nại lên một cơ quan hành chính thì phải có cơ hội để khiếu nại quyết định của cơ quan hành chính đó lên một cơ quan tư pháp [47].

47

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH THUỘC CHÍNH PHỦ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w