Giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đa

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 58 - 61)

hành chính về đất đai

Pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đã góp phần to lớn trong việc giải quyết các khiếu nại đất đai nói riêng và khiếu nại hành chính nói chung. Mặc dù vậy, nghiên cứu thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính đất đai còn mâu thuẫn xung đột. Luật Khiếu nại, tố cáo quy định người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện ra tòa án, song Luật Đất đai lại xác định, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Để sửa chữa bất cập của Luật Đất đai, Nghị định 84/2007/NĐ – CP đã điều chỉnh về thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại phù hợp vớ quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo nhưng như vậy vô hình chung đã làm cho Nghị định 84/2007/NĐ – CP mâu thuẫn với chính văn bản Luật mà nó phải hướng dẫn. Đây là mâu thuẫn phát sinh từ nhiều năm và Luật Đất đai cần phải được điều chỉnh quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu của

việc xung đột pháp luật là do các quy định về giải quyết khiếu nại hành chính thể hiện ở nhiều văn bản, nằm rải rác ở các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư. Các văn bản pháp luật được ban hành vào các thời điểm khác nhau. Luật Khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005 nhưng các văn bản pháp luật khác chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời. Do vậy dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật về việc khiếu nại hành chính. Ví dụ như Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng trên cơ sở các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật Khiếu nại, tố cáo được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 đã bỏ quy định này, song Luật Đất đai đến nay vẫn chưa điều chỉnh theo dẫn đến mâu thuẫn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay, theo Luật Đất đai quy định trường hợp quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật Khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do quy định không rõ ràng, nên để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc không dễ dàng. Vừa qua không ít trường hợp cuối cùng sai không được phát hiện và xử lý kịp thời, có trường hợp nhờ dân lên Trung ương “kêu oan” mới phát hiện được quyết định cuối cùng sai. Luật quy định quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành, có trường hợp khi phát hiện quyết định cuối cùng sai, thì việc đã rồi, như nhà bị đập, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã bán, thạm chí có người đã vào tù. Luật Khiếu nại, tố cáo quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường là người có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do đó, người khiếu nại lên Bộ Tài nguyên – Môi trường để tiếp khiếu. Theo thống kê từ năm 1999 đến năm 2004, Bộ Tài nguyên – Môi trường nhận 21.632 đơn, số đơn thuộc thẩm quyền xem xét là 4.279 đơn. Bộ phải mất nhiều

thời gian xử lý, không đủ sức đáp ứng yêu cầu, làm phức tạp tình hình. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình, gọi là “khiếu kiện vượt cấp” lên Trung ương. Vì thế giải quyết khiếu nại hành chính không có điểm dừng.

Việc mở rộng thầm quyền để Toà án xét xử khiếu nại hành chính là đúng. Luật Đất đai năm 2003 tại Điều 138 quy định: Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Toà án hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý có quyền khởi kiện ra Toà án. Nhưng người khiếu nại chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Toà án, vì ra Toà phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Toà xét xử nếu có kháng án. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương.

Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng phân định rành mạch trách nhiệm, thẩm quyền của người ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính và thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại hành chính. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, Thanh tra Chính phủ đã thấy rằng, cần đổi mới thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng sau: công dân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan đó xem xét lại quyết định hành vi đó lại trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là một cấp giải quyết khiếu nại mà là giai đoạn tự xem xét lại quyết định hành chính theo thủ tục hành chính thông thường. Nếu công dân không đồng ý với việc xem xét của cơ quan hành chính hoặc quá một thời hạn nhất định mà cơ quan hành chính không xem xét lại quyết định của mình, thì công dân có quyền khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên.

Việc giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đảm bảo việc giải quyết khiếu nại được

khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch và có sự đối thoại, tranh luận giữa các bên có sự tham gia của luật sư và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giải quyết. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan hành chính thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết những vụ việc khiếu nại phức tạp. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì công dân tiếp tục khởi kiện vụ án tại Toà án.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w