theo pháp luật Việt Nam
Sự phân công giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện quyền lực chính là việc xác định, phân bổ, khẳng định rõ ràng thẩm quyền cho các cơ quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Luật
Khiếu nại, tố cáo không trực tiếp quy định nguyên tắc về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, song qua các quy định tại điều 30, điều 39 của luật này thì có thể thấy thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định theo nguyên tắc: khiếu nại đối với quyết định hành chính của nhân viên thuộc quyền quản lý của cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Những khiếu nại đã quá thời hạn mà không giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết để yêu cầu được giải quyết.
Trên cơ sở nguyên tắc này, Luật Khiếu nại, tố cáo và luật đất đai cùng các nghị định ban hành kèm theo quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước từng cấp như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Điều 19 Luật Khiếu nại, tố cáo).
- Chủ tịch Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tỉnh Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại ( Điều 20 Luật Khiếu nại, tố cáo).
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp ( Điều 21 Luật Khiếu nại, tố cáo).
- Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Sở hoặc cấp
tương đương đã giải quyết nhưng còn khiếu nại (Điều 22 Luật Khiếu nại, tố cáo).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 23 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2005).
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật khiếu nại, tố cáo đã giải quyết lần đàu nhưng còn có khiếu nại; Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành mình mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.” (Điều 25 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2005).
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra: Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại (Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2005)
Trên cơ sở quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004 NĐ - CP đã xác định rõ thẩm quyền giải quyền. Đồng thời, căn cứ vào cấp đã giải quyết vụ, việc lần trước đó để xác định thẩm quyền giải quyết lần tiếp theo. Cụ thể:
-Trong thời hạn không quá ba mươi ngày kể từ ngày ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong khi giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. (Khoản 1, Điều 163 Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. (Khoản 2, Điều 163 Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong quản lý đất đai, hành vi hành chính của mình hoặc của cán bộ do mình quản lý trực tiếp.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hành vi hành chính trong giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Khoản 1 Điều 164 Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. (Khoản 2 Điều 164 Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại tố cáo khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã.( Khoản 3 Điều 163)
Với quy định này thỉ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở cả hai cấp: lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; lần thứ hai
đối với khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.