QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
3.1 Một số chủ trương, chính sách của Đảng về thẩm quyền giải quyết khiếu nại khiếu nại
Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn trong giải quyết khiếu nại, Nhà nước ta đã ban hành Luật khiếu nại năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cả hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay.
Tranh chấp, khiếu kiện đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương. Muốn vậy việc tìm hiểu nhận dạng các
nguyên nhân phát sinh (trong đó có những nguyên nhân có tính lịch sử) tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài rất cần thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để;
Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai, rà soát các quy định của pháp luật hiện nay liên quan đến việc giải quyết khiếu nại về đất đai, kịp thời bổ sung những nội dung mà pháp luật chưa điều chỉnh, chưa rõ rang; hoàn thiện chính sách bồi thường khi thu hồi đất, nhất là giá bồi thường phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường, tạo sự thống nhất thực hiện trong cả nước, không để có sự chênh lệch bất hợp lý về mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất giữa các dự án; giao đất dịch vụ, gắn tái định cư với giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh. Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức).
Rà soát các vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai chưa được giải quyết ở tất cả các cấp, tập trung lực lượng, có kế hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể, giữa Trung ương và địa phương, tiến hành giải quyết khiếu nại của công dân ngay tại cơ sở, nơi phát sinh, đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết cần chú ý tăng cường dân chủ, tuyên truyền pháp luật, tích cực vận động thuyết phục và hoà giải.
Đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu quả ngay tại địa phương và cơ sở với việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai để hạn chế đơn thư gửi vượt cấp lên Trung ương. Luật Đất đai năm 2003 đã phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có thẩm quyền thu hồi đất trong đó có thẩm quyền thu hồi đất cho chính quyền địa phương. Để ngăn ngừa phát sinh khiếu nại cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý đất đai đúng pháp luật và đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thu hồi đất, giải phòng mặt bằng ngay từ quy
hoạch sử dụng đất đến việc xây dựng phương án thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Bộ Chính trị tại Công văn số 5077-CV/VPTW ngày 22 tháng 5 năm 2008 và của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5748/VPCP-KNTC ngày 01 tháng 09 năm 2008, Thanh tra Chính phủ đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng mô hình thí điểm cơ quan tài phán hành chính trong lĩnh vực đất đai lồng ghép trong Đề án tài phán hành chính. Đề án này có mục đích đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhất là công tác thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.