Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 40 - 56)

Sở TN&MT căn cứ đơn xin mua nhà ngày 21/03/2003 do một mình ông Ứng đứng tên để làm thủ tục bán nhà theo Nghị định 61 với diện tích là 30,6m2 trên 84,5m2 là chưa xem xét đến quyền lợi của toàn bộ các thành viên trong hợp đồng thuê nhà, không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Và UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng làm thủ tục hủy Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đã cấp cho ông Đỗ Văn Ứng.”

Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có công văn trả lời khiếu nại không có căn cứ pháp lý và không được thụ lý giải quyết. Cơ quan thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo là UBND TP Hà Nội đã ra quyết định hủy và yêu cầu Sở xây dựng làm thủ tục hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hai cơ quan này thực hiện đúng thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật tại Điều 22 – Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định thẩm quyền của Giám đốc Sở trong giải quyết khiếu nại, và tại Khoản 3 – Điều 23 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc giải quyết khiếu nại đối với những khiếu nại mà giám đốc sở đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.

Tuy nhiên, trong thẩm quyền giải quyết của mình UBND TP Hà Nội đã giải quyết khiếu nại không dựa trên căn cứ pháp luật nào, không tìm hiểu kỹ hồ sơ, gây ra tình trạng khiếu nại kéo dài.

Từ đó, có thể thấy cách hành xử của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn nhiều vướng mắc.

2.3 Đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại thành phố Hà Nội Hà Nội

Theo ông Phí Thái Bình - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, việc rà soát quy hoạch là việc làm khá "phức tạp và nhạy cảm", bởi trước khi hợp nhất các địa phương đều căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của địa phương mình, nguyện vọng của nhà đầu tư để xem xét, phê duyệt dự án. Việc phải rà soát, xem xét lại các dự án sẽ không tránh được những phân vân và gây tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều khó khăn hơn là mục tiêu đặt ra trong đợt rà soát này là phải đánh giá các đồ án, dự án theo tiêu chí phù hợp với quy hoạch chung thủ đô, nhưng đến nay Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, còn quy hoạch chung thì Bộ Xây dựng đang chỉ đạo tư vấn nước ngoài kết hợp với tư vấn trong nước nghiên cứu, xây dựng, theo kế hoạch phải đến cuối năm 2010 mới hoàn thành.

Trong khi "chờ" quy hoạch chung, thành phố đã đưa ra 4 nhóm tiêu chí để phân loại dự án: Phù hợp với quy hoạch vùng thủ đô; phù hợp với nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung Hà Nội mở rộng; phù hợp định hướng các đồ án quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt và các đồ án mang tính chất đặc biệt đã được cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện (liên quan đến mục tiêu quốc gia như dự án đê điều - thuỷ lợi, an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội...).

Trên cơ sở đó, Thành phố đang chỉ đạo phân loại các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng theo các nhóm: Tiếp tục triển khai; xem xét triển khai nhưng cần điều chỉnh; tạm dừng chờ quy hoạch chung thủ đô Hà Nội và đề nghị dừng hẳn.

Thanh tra thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND thành phố. Như vậy, khác với nhiều địa phương khác, ở Hà nội, việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ

ban nhân dân trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai giao cho Thanh tra Thành phố chủ trì.

Nội dung khiếu nại tập trung vào việc bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, đòi lại đất cũ và tranh chấp quyền sử dụng đất …

- Theo báo cáo công tác thanh tra năm 2008 của thanh tra thành phố Hà Nội số 1349/TTTP-TH, các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp 84 lượt đoàn đông người đến khiếu nại, tố cáo (tính từ 10 người trở lên/đoàn đông người). Nội dung công dân khiếu nại chủ yếu liên quan đến quy hoạch, triển khai dự án, chế độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án hoặc đòi quyền sử dụng đất như: khiếu nại của công dân xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm); công dân xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh) về giao đất giãn dân nông thôn; công dân thuộc các phường Tân Mai, Trương Định (quận Hoàng Mai) về chỉ giới quy hoạch, chế độ, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường 2,5; công dân thuộc 5 xã của huyện Sóc Sơn về bồi thường, giải phóng mặt bằng đất xây dựng, mở rộng quốc lộ 18; công dân các xã Liên Hà, Hồng Hà, Liên Hồng (huyện Đan Phượng), công dân xã Yên Nghĩa, xã Dương Nội (thành phố Hà Đông), công dân xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), công dân xã Tân Tiến (huyện Chương Mỹ) khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ; công dân xã Thanh Văn huyện Thanh Oai khiếu nại về quyền sử dụng đất,… Trong năm 2008 các hộ kinh doanh tại các chợ khi Thành phố có kế hoạch, dự án cải tạo, nâng cấp như chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm), chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng), chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), và một số vụ đề nghị, khiếu nại về sử dụng đất tôn giáo rất phức tạp tạo thành “điểm nóng” như ở 42 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm và 178 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa.

Năm 2008, toàn Thành phố đã tiếp nhận và thụ lý 1871 vụ khiếu nại; đã kết luận 1685 vụ; đạt tỷ lệ 86%. Trong đó:

Các xã, phường đã tiếp nhận và thụ lý: 257 vụ khiếu nại; đã kết luận, giải quyết được 247 vụ; chiếm tỷ lệ 92%.

Các quận, huyện đã tiếp nhận và thụ lý: 1100 vụ khiếu nại; đã kết luận 956 vụ; chiếm tỷ lệ 84%.

Các sở, ngành đã tiếp nhận và thụ lý: 272 vụ khiếu nại; đã kết luận 228 vụ; chiếm tỷ lệ 82%.

Thanh tra thành phố được xem xét 324 vụ (gồm: 242 vụ khiếu nại, 82 vụ tố cáo); trong đó liên quan đến chế độ giải phóng mặt bằng: 114 vụ; tranh chấp đất đai: 136 vụ; đòi nhà sở hữu nhà nước: 23 vụ; xây dựng và quản lý đô thị: 09 vụ; kinh tế, tài sản: 04 vụ; nội dung khác 38 vụ. Thanh tra thành phố đã kết luận, giải quyết được 298 vụ (gồm: 227 vụ khiếu nại, 71 vụ tố cáo); chiếm tỷ lệ 92%.

Kết quả giải quyết toàn Thành phố cho thấy: khiếu nại đúng 320 vụ (chiếm tỷ lệ 19%), khiếu nại sai 690 vụ (chiếm tỷ lệ 41%), khiếu nại có đúng có sai 589 vụ (chiếm tỷ lệ 35%); 86 vụ hoà giải thành, công dân rút đơn khiếu nại (chiếm tỷ lệ 5%); tố cáo dúng 119 vụ (chiếm tỷ lệ 20%), tố cáo sai 334 vụ (chiếm tỷ lệ 56%), tố cáo có đúng có sai 145 vụ (chiếm tỷ lệ 24%).

Một số vụ tồn đọng, phức tạp như: vụ bà Cao Thị Đại ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, vụ đề nghị, khiếu nại đòi quyền sử dụng đất tại 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng đã được UBND Thành phố giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật tạo dư luận tốt trong nhân dân.

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi 657 triệu đồng, 5100m2 đất; điều chỉnh bổ sung 22 phương án bồi thường khi giải phóng mặt bằng, kiến nghị bán bổ sung 08 căn hộ tái định cư; trả cho dân 6983 triệu đồng; thu hồi 08 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thực hiện nội dung Thông báo kết luận số 130 – TB/TW ngày 10/01/2008 của Thanh tra Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Thanh tra Thành phố tham mưu giúp Thành uỷ ban hành Chương trình hành động số 35 – CTr/TU ngày 13/6/2008 thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị “về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số

05/KH-UBND ngày 03/09/2008 triển khai chương trình hành động của Đảng bộ Thành phố thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.

Uỷ ban nhân dân Thành phố thường xuyên đôn đốc các quận, huyện, sở, ngành rà soát các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp trên địa bàn, các vụ việc đã có kết luận, chỉ đạo xử lý của các cơ quan Trung ương, Thành phố nhưng đến nay chưa thực hiện xong dứt điểm, yêu cầu nêu rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý cụ thể đối với từng vụ việc để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố để kịp thời chỉ đạo. Hầu như tuần nào Lãnh đạo UBND Thành phố cũng chủ trì mời các Sở, ngành, chính quyền cơ sở và đại diện một số cơ quan Trung ương có liên quan để thống nhất biện pháp giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp.

Uỷ ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo, giải quyết, tổ chức thực hiện xong 78/83 vụ việc (theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND ngày 05/08/2005 của Hội đồng nhân dân Thành phố), còn tồn 05 vụ đều thuộc thẩm quyền thực hiện của UBND quận, huyện hoặc phối hợp thực hiện giữa quận, huyện với Sở Tài nguyên Môi trường.

Theo báo cáo của các đơn vị đến nay đã giải quyết xong dứt điểm 57/88 vụ (theo Nghị quyết số 12/2007 của Hội đồng nhân dân Thành phố). Các vụ còn lại UBND quận, huyện, các sở, ngành đang tập trung giải quyết.

- Theo báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 của thanh tra thành phố Hà Nội số 2373/TTTP-TH, toàn Thành phố đã tiếp nhận 1009 vụ khiếu nại; giảm 33% so với cùng kỳ năm trước; đã kết luận 904 vụ; đạt tỷ lệ 81%. Trong đó:

Các xã, phường, thị trấn đã tiếp nhận và thụ lý gồm 353 vụ khiếu nại; đã kết luận, giải quyết được 285 vụ; chiếm tỷ lệ 75%.

Các quận, huyện, thành phố trực thuộc đã tiếp nhận và thụ lý 382 vụ khiếu nại; đã kết luận, giải quyết được 364 vụ chiếm tỷ lệ 79%.

Các sở, ngành đã tiếp nhận và thụ lý: 30 vụ, đã kết luận, giải quyết được 25 vụ; chiếm tỷ lệ 84%.

Các vụ thuộc thẩm quyền UBND Thành phố giao Thanh tra thành phố xem xét 224 vụ khiếu nại. Đến nay, Thanh tra Thành phố đã kết luận, giải quyết được 230 vụ; chiếm tỷ lệ 94%.

Kết quả giải quyết khiếu nại: Khiếu nại dúng 134 vụ (chiếm 15%); Khiếu nại sau 548 vụ (chiếm 61%); Khiếu nại có đúng, có sai 161 vụ (chiếm 18%); Rút đơn khiếu nại 56% vụ (chiếm 6%).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 322.790 triệu đồng và 56.396 m2 đất; trả cho công dân 804 triệu đồng và 105 m2 đất.

- Trong báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm 2010 của thanh tra thành phố, nhiều đoàn khiếu nại ở các địa phương như: quận Hà Đông (công dân thuộc các phường: Dương Nội, Yên Nghĩa, Quang Trung, Vạn Phúc), quận Đống Đa (công dân phường Trung Liệt), quận Hoàng Mai (công dân phường Hoàng Liệt), huyện Sóc Sơn (công dân xã Mai Đình), huyện Thạch Thất (công dân 4 xã Thạch Hoà, Hà Bằng, Cần Kiệm, Bình Phú). Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến: việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng, thực hiện chế độ chính sách đền bù khi thu hồi đất, vi phạm trong công tác quản lý tài chính, quản lý đất đai…

Năm 2010, toàn Thành phố tiếp nhận, thụ lý 1415 vụ khiếu nại, đã kết luận 1216 vụ; đạt tỷ lệ 85%. Nhìn chung, các vụ còn lại đang trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.

Riêng thanh tra thành phố thụ lý 277 vụ khiếu nại; đã kết luận 265 vụ; chiếm tỷ lệ 92%.

Kết quả giải quyết: Khiếu nại đúng 76 vụ (6%), khiếu nại sai 894 vụ (74%), khiếu nại có đúng, có sai 208 vụ (17%). Rút đơn khiếu nại 38 vụ (3%).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị điều chỉnh bổ sung 28 phương án đền bù GPMB; thu hồi 3.867 triệu đồng, 3.699m2 đất; kiến nghị bán bổ sung 03 căn hộ tái định cư; trả cho dân 266 triệu đồng; 18m2 đất; thu hồi 11 giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất; kiến nghị xử lý kỷ luật 01 cán bộ; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 04 vụ.

Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu trên địa bàn Thành phố từ đầu năm đến nay đã có những chuyển biến tích cực; quyền lợi hợp pháp của công dân được bảo vệ. Việc công dân tập trung khiếu kiện đông người đã được kiểm soát; không có đoàn đông người phát sinh thành “điểm nóng” gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên đại bàn thành phố, nhất là trong thời gian tổ chức Đại lễ 100 năm Thăng Long – Hà Nội, Đại hội đảng bộ Thành phố; các Hội nghị ASEAN, các kỳ họp Quốc hội và các kỳ họp của HĐND Thành phố.

Tuy nhiên, trong công tác giải quyết khiếu nại hiện nay còn một số tồn tại, hạn chế như:

Việc phân loại, xử lý đơn còn chưa chính xác (nhất là ở cấp cơ sở). Tình trạng chuyển đơn vòng vo, hướng dẫn trả lời thiếu thống nhất gây bức xúc cho công dân và gây khó khăn cho việc giải quyết vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị.

Một số vụ khiếu nại giải quyết còn quá hạn. Chất lượng giải quyết khiếu nại chưa đồng đều. Một số vụ việc, chất lượng giải quyết còn hạn chế. Việc thực hiện Nghị quyết số 22/2009/NQ – HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành phố còn chậm. Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết, các cấp, các ngành của của Thành phố giải quyết xong 81/176 vụ, đạt tỷ lệ 46%.

Một số đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại.

Trong 5 năm qua, các mặt công tác chuyên môn của các cơ quan hành chính thành phố Hà nội, nhất là cơ quan Thanh tra Thành phố đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù khối lượng công việc ngày cang tăng, số lượng cán bộ hạn chế nhưng Thanh tra Thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; hoàn thành các chỉ tiêu, chương trình, kế hoạch công tác đã đặt ra.

Từ năm 2006 – 2010, số công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo là 173.265 công dân (tăng 20% so với giai đoạn 2001 – 2005); số đơn đã xử lý 72.607 đơn các loại (tăng 164 %); số cuộc thanh tra đã triển khai

1.400 cuộc (tăng 90%); đã giải quyết 11.821 vụ khiếu nại, tố cáo (giảm 7% so với giai đoạn trước).

Trong 5 năm qua, công tác quản lý nhà nước đã được tăng cường. Thanh tra Thành phố thường xuyên triển khai thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo. Chính vì thế, chất lượng công tác giải quyết khiếu nại đã chuyển biến rõ nét (năm 2010, tỷ lệ cải sửa giảm 10% so với năm 2009). Liên tục trong 3 năm 2008, 2009, 2010, Thành phố luôn xác định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong các năm 2005, 2007, 2009, Thanh tra Thành phố tham mưu cho HĐND Thành phố xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng để làm cơ sở giám sát việc thực hiện của các cấp chính quyền thành phố. Năm 2009, Thanh tra Thành phố đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố xây dựng Đề án ban tiếp công dân của UBND Thành phố. Mô hình này đã khắc phục được nhiều hạn chế trong công tác tiếp dân trước đây và được người dân đồng tình ủng hộ.

Trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính, mặc dù tình hình khiếu nại tăng them, việc giải quyết khiếu nại còn có những khó khăn do việc áp dụng, vận dụng các chính sách pháp luật trên toàn địa bàn Thành phố đã nghiêm túc

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 40 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w