Trên lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư tại thành phố Hà Nội:

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 36 - 38)

đai của cơ quan hành chính nhà nước tại Thành phố Hà Nội

2.2.1 Trên lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư tại thành phố Hà Nội: tại thành phố Hà Nội:

Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho những diện tích bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

“Vào năm 2004, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án khu trồng hoa chất lượng cao với diện tích khoảng hơn 500ha nằm trên địa bà xã Tây Tựu và Liên Mạc (Từ Liêm). Dự án này liên quan đến 252 hộ dân bị thu hồi đất.

Từ năm 2009, đến nay, UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo ráo riết công tác giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư khỏi công, nhưng đến nay, qua 4 lần chi trả với 168 hộ có quyết định thì chỉ có 100 hộ dân chịu nhận tiền đền bù, bàn giao đất. Gần 70 hộ còn lại dù đã nhiều lần được mời lên UBND xã tuyên truyền, thuyết phục song vẫn không đồng ý. Hộ giao đất, hộ không giao đã tạo ra mặt bằng kiểu xôi đỗ khiến chủ đầu tư phải chờ đợi mà không tiến hành xây dựng. Theo lý giải, khó khăn chủ yếu do sự ra đời của các chính sách về giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư điều chỉnh trong những thời điểm giao nhau. Bởi vậy, đã tạo ra sự không đồng nhất trong mức đền bù cho người nông dân bị thu hồi, dù trên cùng một dự án, một chủ đầu tư … nhưng lại có những mức chênh lệch khác nhau. Từ đó dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường từ người dân đã bàn giao đất.”

Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án, người có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn.Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm nghề khác. Thời gian qua, các địa phương tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù thấp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao, nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giao cho các công ty để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, người dân không chấp nhận dẫn đến tình trạng các hộ dân chống đối, không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có nhiều hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện và chống người thi hành công vụ.

Ngoài ra, còn một số khiếu nại: đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giải tỏa hành lang an toàn giao thông.

Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không đảm bảo điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài.

Việc thay đổi quy hoạch, thay đổi dự án, sử dụng đất sai mục đích dẫn đến việc người dân đã chấp nhân việc thu hồi đất nhưng sau đó lại phát sinh khiếu nại (thu hồi đất làm khu công nghiệp nhưng sau lại chuyển sang làm khu dân cư, diện tích thu hồi lớn hơn diện tích quy hoạch đã được phê duyệt …) trường hợp ở Tây Tựu là một trong những vụ việc khiếu nại nêu trên. Liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại có sự khác nhau trong việc giải quyết giữa các địa phương như “phải thỏa thuận” hay “không phải thỏa thuận” với người sử dụng đất, việc xác định đối tượng bồi thường về đất, việc xác định đối tượng được bồi thường về đất, diện tích đất được bồi thường (những trường hợp sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 nà không có giấy tờ về đất, đất do ông bà, cha mẹ để lại nhưng hồ sơ về đất đai không còn do chiến tranh hoặc thiên tai, quy định hạn mức đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở gắn với vườn, ao, đất cặp mé lộ, mé sông …)

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w