Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích các tài liệu cần thiết gồm:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 115 - 118)

I. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

a.Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích các tài liệu cần thiết gồm:

- Tờ khai (theo mẫu do Cục sở hữu công nghiệp ban hành)

- Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích (bản mô tả được nộp phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích đến mức căn cứ vào đó bất cứ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế/ giải pháp hữu ích đó.

Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích bao gồm các phần chính như sau: Tên sáng chế/ giải pháp hữu ích, lĩnh vực kỹ thuật được đề cập, tình trạng kỹ thuật của sáng chế/ giải pháp hữu ích (những giải pháp kỹ thuật đã biết); bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích; mô tả vắn tắt các hình vẽ (nếu có); ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; những kết quả đạt được khi đo áp dụng sáng chế/ giải pháp hữu ích.

- Yêu cầu bảo hộ: Nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng,phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ)

- Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích (được nộp nhằm mục đích công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng nhất.

- Bản vẽ sơ đồ, bản tính toán (không bắt buộc luôn luôn phải có trong một bộ hồ sơ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích), nhằm làm rõ bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích và được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật, trên các hình vẽ chỉ được ghi kích thước cần thiết để làm sáng tỏ bản chất nêu trong phần mô tả, không được sử dụng chữ viết trong hình vẽ trừ những trường hợp rất

cần thiết nhưng phải ngắn gọn)

- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên) của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ lần đầu tiên đã nộp và được xem xét về mặt hình thức xác định ngày nộp đơn hợp lệ, đơn vị hợp lệ và ngày ưu tiên. Đi kèm với yêu cầu này phải có những tài liệu chứng minh hợp pháp. Nếu những tài liệu nói trên là giấy chứng nhận trưng bày triển lãm thì giấy đó phải có các thông tin về tên triển lãm, địa điểm và ngày bắt đầu trưng bày.

Tất cả phải được dịch ra tiếng Việt và phải được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT- SHCN.

- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn không phải là tác giả của sáng chế/giải pháp hữu ích mà là người thụ hưởng quyền nộp đơn của các tác giả đó (những tài liệu này thường là Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…).

- Chứng từ phí, lệ phí.

- Tài liệu khác, nếu có (như : Phiếu báo cáo kết quả tra cứu…).

Đối với đơn kiểu dáng công nghiệp, tài liệu cần thiết gồm:

- Tờ khai ( theo mẫu do Cục SHCN ban hành)

- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (phải chỉ rõ bản chất của kiểu dáng công nghiệp, nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết). Trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải có đàu đủ tên kiểu dáng công nghiệp, chỉ số phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp (theo thoả ước Locarno), lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, các kiểu dáng công nghiệp đã biết và liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ.

- Bộ bản vẽ/ ảnh chụp KDCN: 6 bộ gồm ảnh chụp/ hình vẽ phối cảnh và hình chiếu từ các phía để thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Tất cả các ảnh chụp/ bản vẽ thể hiện kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm/ bộ sản phẩm hoặc các phương án khác nhau của kiểu dáng công nghiệp phải có cùng một tỷ lệ, nền của bộ ảnh chụp phải tương phản hoặc không bị lẫn với sản phẩm và phải được chiếu sáng đểu.

- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trên KDCN, nếu trên kiểu dáng công nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá (bản sao GCN ĐK NHHH hoặc tờ khai đơn ĐK NHHH hoặc bản sao

đơn ĐK NHHH cùng với kết quả tra cứu nhãn hiệu hàng hoá đó).

- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên: (Bản sao có xác nhận sao y bản chính của Đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm). Các tài liệu này phải dịch sang tiếng Việt và được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT-SHCN.

- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn không phải là tác giả của kiểu dáng công nghiệp mà là người thụ hưởng quyền nộp đơn của các tác giả đó (Giấy chuyển quyền nộp đơn, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)

- Chứng từ phí, lệ phí. - Tài liệu khác, nếu có:

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tài liệu cần thiết gồm :

- Tờ khai (theo mẫu do cục SHCN ban hành)

- Mẫu nhãn hiệu (kích thước không vượt quá 80mm):

+ Nếu nhãn hiệu xin bảo hộ màu sắc: Nộp 15 mẫu nhãn màu, 5 mẫu đen trắng + Nếu nhãn hiệu không xin bảo hộ màu sắc: Nộp 15 mẫu nhãn màu đen trắng.

- Tài liệu xác nhận quyền sử dụng hợp pháp các dấu hiệu đặc biệt (quốc kỳ, quốc huy, ảnh người, tên gọi xuất xứ, địa danh).

- Chứng từ xác nhận hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp: Được xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể (quy chế này được quy định bởi tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bởi chủ nhãn hiệu đó. Trong quy chế phải ghi đầy đủ các quy tắc bắt buộc cho từng thành viên sử dụng nhãn hiệu phải tuân theo, trong đó có quy chế về chất lượng hàng hoá/ dịch vụ mang nhãn hiệu. Kèm theo quy chế đó phải có danh sách các thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể đó).

- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (Bản sao có xác nhận sao y bản chính, Đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm). Các tài liệu này phải được dịch ra tiếng Việt và phải được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT –SHCN).

- Chứng từ phí, lệ phí

- Tài liệu khác, nếu có (phiếu báo cáo kết quả tra cứu….) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá , tài liệu cần thiết gồm:

- Tờ khai (theo mẫu do Cục SHCN ban hành)

- Bản thuyết trình chất lượng (chỉ rõ yếu tố để nhận dạng sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, các chỉ tiêu, đặc tính chất lượng (màu sắc, thể tồn tại, tỷ lệ các thành phần cấu tạo, đặc trưng cảm quan…) đồng thời phải chỉ ra các phương pháp hay cách thức kiểm định các đặc tính, chất lượng đó. Những đặc tính nói trên phải là đặc thù cho loại sản phẩm sẽ mang tên gọi xuất xứ hàng hoá tương ứng, chỉ ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm sản xuất tại vùng địa lý tương ứng với tên gọi xuất xứ so với chất lượng của sản phẩm cùng loại sản xuất tại vùng khác).

Trường hợp người nộp đơn thông qua tổ chức Đại diện SHCN, ngoài các tài liệu nêu trên cần có thêm Giấy uỷ quyền đại diện cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp mà mình lựa chọn.

Quy trình xem xét đơn:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 115 - 118)