ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 109 - 112)

I. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

A. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

• Xác lập quyền sở hữu công nghiệp

• Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp • Các dấu hiệu không được bảo hộ

• Các đối tượng không cần đăng ký gồm • Hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp • Quy trình xem xét đơn

B. Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài II. Các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

 Công ước PARIS 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp

 Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá

 Công ước Lahay về kiểu dáng công nghiệp

 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) III. Sở hữu công nghiệp đối với hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp

I. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

A. ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

- Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá được xác lập quyền sở hữu theo văn bản bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý tên thương mại được tự động xác lập khi hội đủ các điều kiện quy định mà không phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Điều kiện hình thức:

Đơn yêu cầu văn bằng bảo hộ • Quyền nộp đơn

•Thực hiện quyền nộp đơn •Nguyên tắc nộp đơn

Quyền nộp đơn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu giáng công nghiệp:

- Tác giả, đồng tác giả - Người thừa kế

- Người sử dụng lao động

Quyền nộp đơn đối với nhãn hiệu hàng hoá:

- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hợp pháp

- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất đó không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.

Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:

- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại nước, địa phương có tên địa lý (yêu cầu: Đáp ứng điều 7, NĐ 63/CP)

- Cá nhân, pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ do nước ngoài cấp thì có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam.

Quyền nộp đơn SC/GPHI, KDCN,NHHH có thể chuyển nhượng cho cá nhân hoặc pháp nhân khác bằng văn bản (giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn).

Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá không được chuyển nhượng.

* Thực hiện quyền nộp đơn

- Nộp trực tiếp:Việc nộp đơn đựoc thực hiện bởi người có quyền nộp đơn - Nộp gián tiếp: Việc nộp đơn được uỷ quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

* Nguyên tắc nộp đơn: Áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to file)

bảo hộ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện nội dung (quy định tại các điều 782-786 Bộ luật dân sự)

Đối với sáng chế:

- Là giải pháp kỹ thuật - Có tính mới thế giới - Có trình độ sáng tạo - Có khả năng áp dụng

Đối với giải pháp hữu ích:

- là giải pháp kỹ thuật - Có tính mới thế giới - Có khả năng áp dụng

Đối với kiểu dáng công nghiệp:

- Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm - Có tính mới thế giới

- Dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Đối với nhãn hiệu hàng hoá:

Là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.

Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:

- Là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương có điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt tạo nên tính chất chất lượng đặc thù của các mặt hàng (lưu ý : Tên gọi xuất xứ hàng hóa đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá và đã mất chức năng chỉ dẫn xuất xứ hàng hoá đó thì không được bảo hộ như một đối tượng sở hữu công nghiệp).

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w