Việc thực hiện và hoạt động

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 96 - 97)

C 75 Không (75 giây là thời gian tối đa cho một công việc)

A.4Việc thực hiện và hoạt động

3. Các yêucầu hệ thống quản lý môi trường 1 Các yêu cầu chung

A.4Việc thực hiện và hoạt động

A.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm

Việc thực hiện thành công hệ thống quản lý môi trường yêu cầu sự cam kết của tất cả các nhân viên trong tổ chức. Do vậy, trách nhiệm về môi trường phải không được coi là chỉ giới hạn đến chức năng môi trường, mà có thể bao gồm cả các khu vực khác của tổ chức như quản lý tác nghiệp hoặc các chức năng của cán bộ không thuộc về môi trường.

Cam kết phải bắt đầu ở cấp cao nhất. Theo đó, lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách môi trường của tổ chức và đảm bảo là hệ thống quản lý môi trường được thực hiện. Như một phần của cam kết này, lãnh đạo cao nhất phải chỉ định a) đại diện lãnh đạo với các trách nhiệm và quyền hạn cụ thể để thực hiện hệ thống quản lý chất lượng. Trong tổ chức lớn hoặc phức tạp, có thể có nhiều hơn một đại diện lãnh đạo. Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những trách nhiệm này có thể do một cá nhân thực hiện. Lãnh đạo cao nhất cũng phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực phù hợp để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được thực hiện và duy trì. Cũng rất quan trọng là các trách nhiệm chủ yếu trong hệ thống quản lý môi trường được xác định rõ và truyền đạt đến từng nhân sự thích hợp.

A.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực

Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định các nhu cầu đào tạo. Tổ chức cũng phải yêu cầu các nhà thầu hoạt động đại diện thay mặt cho tổ chức phải có khả chứng minh là nhân viên của họ được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu.

Lãnh đạo phải xác định mức độ kinh nghiệm, khả năng và đào tạo cần thiết để đảm bảo năng lực của nhân sự, đặc biệt là những người thực hiện những chức năng quản lý môi trường cụ thể.

A.4.3 Trao đổi thông tin

Tổ chức phải thực hiện thủ tục để tiếp nhận, lập văn bản và phúc đáp tới thông tin thích hợp và yêu cầu của các bên liên quan. Thủ tục này phải bao gồm đối với các bên liên quan và việc xem xét những quan tâm thích hợp. Trong một số trường hợp, việc phúc đáp tới các bên liên quan phải bao gồm cả các thông tin liên quan về tác động đến môi trường đi liền với hoạt động của tổ chức. Những thủ tục này phải thực hiện những trao đổi cần thiết với các cơ quan công chúng về lập kế hoạch các trường hợp khẩn cấp và các vấn đề liên quan.

A.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường

Mức độ chi tiết của tài liệu đầy đủ để mô tả các yếu tố chính và sự tương tác của hệ thống quản lý môi trường và đưa ra phương hướng cho thu thập thông tin về hoạt động của từng bộ phận cụ thể của hệ thống quản lý môi trường. Tài liệu này có thể gộp với tài liệu của các hệ thống quản lý khác mà tổ chức đang thực hiện. Tài liệu này không nhất thiết phải dưới hình thức một cuốn sổ tay riêng.

Các tài liệu liên quan bao gồm:

a. Thông tin về quá trình; b. Sơ đồ tổ chức;

c. Tiêu chuẩn nội bộ và các thủ tục hoạt động; d. Kế hoạch khẩn cấp tại chỗ

A.4.5 Kiểm soát tài liệu

Mục đích của 4.4.5 để đảm bảo tổ chức tạo và duy trì các tài liệu một cách đầy đủ để thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên, trước tiên tổ chức phải tập trung vào việc thực hiện hữu hiệu hệ thống quản lý môi trường và việc kết quả thực hiện về môi trường chứ không phải tập trung vào hệ thống kiểm soát tài liệu phức tạp.

A.4.6 Kiểm soát hoạt động

A.4.7 Sự sẵn sàng và phúc đáp khẩn cấp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 96 - 97)