Kỹ thuật bố trí mặt bằng theo quá trình

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 32 - 33)

Bố trí theo quan hệ tương đối các bộ phận là một cách nhìn hệ thống về các bộ phận trong một mặt bằng. Ở đây ta chỉ xem xét cách sắp xếp mặt bằng khi có lưu ý đến:

•Số đơn vị diện tích mà bộ phận chiếm giữ

•Số “đơn vị quan hệ” giữa các bộ phận hay mức tải trọng của từng đơn vị.

Chi phí cho việc di chuyển giữa hai bộ phận i và j được tính bằng số lần di chuyển giữa hai bộ phận i và j nhân với chi phí cho việc di chuyển này. Số lần di chuyển này được trình bầy trong Ma trận Từ - Đến (From -To matrix).

Ví dụ về tính đơn vị di chuyển

Ta có 4 máy M1, M2, M3, M4. Sản phẩm cần sản xuất là P1 và P2 với qui trình sản xuất và sản lượng như sau:

Sản phẩm Qui trình Sản lượng

P1 M2 --> M3 --> M1 100

P2 M1 --> M2 --> M4 200

Đơn vị di chuyển sẽ được tính và trình bầy trong Ma trận Từ - Đến

100 đơn vị tải từ M3 đến M1 được xem như tương đương với 100 đơn vị M1 đến M3. Đơn vị di chuyển cũng có thể là số người qua lại vì công việc giữa hai bộ phận, cũng có thể là số công văn chuyển đi, nhận về v.v...

5.2 Số đơn vị diện tích

Để tiện việc sắp xếp các bộ phận theo những module kiến trúc, diện tích các bộ phận được tính theo các đơn vị diện tích.

Các chương trình mày tính thích hợp sẽ tính toán phối hợp các vị trí bộ phận với nhau để có một cách bố trí làm “tối thiểu hoá chi phí/di chuyển giữa các bộ phận và đảm bảo đúng các ràng buộc về diện tích”.

5.3 Sử dụng phần mềm máy tính

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 32 - 33)