Quá trình hình thành và phát triển của ISO

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 62 - 64)

C 75 Không (75 giây là thời gian tối đa cho một công việc)

3. Quá trình hình thành và phát triển của ISO

- 1972: Hệ thống ĐBCL của các công ty quốc phòng Anh. Bộ tiêu chuẩn quốc gia Anh BS 4778; BS 4891.

- 1978: Tiêu chuẩn quốc gia Anh BS 5750 (tiền thân của ISO 9001). - 1987: Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.

- 1994: Soát xét lần thứ nhất Bộ tiêu chuẩn ISO 9000. - 2000: Soát xét lần thứ hai Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

ISO 9000 để cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính xác hoá và chỉ đạo về chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo…

ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi trong nhiều quốc gia và khu vưc và được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước.

Tại sao phải áp dụng ISO 9000?

- Do yêu cầu của khách hàng.

- Do yêu cầu cạnh tranh của thị trường. - Do sự bắt buộc của luật lệ mỗi nước.

- Do doanh nghiệp tự nhận thức sự cần thiết phải áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý. - Lợi ích về chi phí.

- Bốn triết lý quản trị cơ bản của bộ ISO 9000

- Chất lượng hệ thống quản trị quyết định chất lượng sản phẩm.

- Làm đúng ngay từ đầu, chất lượng nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất. - Quản trị theo quá trình (MBP) và quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu. - Lấy phòng ngừa làm chính.

XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9001

2. Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu 3. Tài liệu trích dẫn

4. Hệ thống quản lý chất lượng 5. Trách nhiệm của lãnh đạo 6. Quản lý nguồn lực

7. Tạo ra sản phẩm

8. Đo lường, phân tích và cải tiến

ISO (tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế) là một liên minh các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trên toàn thế giới (các cơ quan thành viên của ISO). Công việc chuẩn bị Tiêu chuẩn Quốc tế thường được thực hiện thông qua uỷ ban kỹ thuật ISO. Mỗi thành viên quan tâm đến một lĩnh vực nào đó thành lập ra một uỷ ban kỹ thuật có quyền đại diện cho uỷ ban này. Các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ, trong mối liên hệ với tổ chức ISO, cũng tham gia vào công việc này. Tổ chức ISO kết hợp chặt chẽ với Tổ chức kỹ thuật điện tử Quốc tế, Uỷ ban về các vấn đề tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện tử (IEC). Các tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng theo các quy tắc nêu trong hướng dẫn của ISO /IEC.

Bản thảo tiêu chuẩn quốc tế sau khi được Uỷ ban kỹ thuật chấp nhận sẽ được chuyển đến mọi thành viên để trưng cầu ý kiến. Việc xuất bản một tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi phải có sự thông qua của ít nhất 75% thành viên của tổ chức.

Cần chú ý đến khả năng là một nhân tố của tiêu chuẩn quốc tế này có thể là đối tượng điều chỉnh của Luật sáng chế.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 được Uỷ ban kỹ thuật ISO/TC 176 chuẩn bị về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng , Tiểu ban SC 2 về hệ thống chất lượng.

Phiên bản thứ 3 này của ISO 9001 sẽ loại bỏ và thay thế phiên bản thứ 2 (ISO 9001:1994 ) cùng với ISO 9002:1994 và ISO 9003:1994. Nó đóng góp thêm những cải tiến kỹ thuật của tài liệu này. Những tổ chức đã có chứng chỉ ISO 9002 và ISO 9003:1994 trước đây có thể sử dụng tiêu chuẩn quốc tế này bằng việc loại ra một số yêu cầu theo mục 1.2.

Tên ISO 9001 được giữ lại trong phiên bản này và không bao gồm thuật ngữ "đảm bảo chất lượng". Điều này phản ánh một thực tế là các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng nêu trong phiên bản mới này của ISO 9001, cộng với việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cũng nhằm mục đích làm tăng sự thoả mãn của khách hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP (Trang 62 - 64)