C 75 Không (75 giây là thời gian tối đa cho một công việc)
1. Phương pháp sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất, dịch vụ Trường hợp chỉ có một máy hoặc một dây chuyền sản xuất
1.1. Trường hợp chỉ có một máy hoặc một dây chuyền sản xuất
Ngay sau khi máy móc hoặc dây chuyền sản xuất đã đựơc chuẩn bị xong sẵn sàng vận hành thì vấn đề đặt ra là nên làm công việc nào trước, công việc nào sau?
Có nhiều nguyên tắc để sắp xếp thứ tự công việc:
- Công việc đặt hàng trước làm trước
- Công việc có thời hạn giao hàng trước làm trước - Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước - Cồng việc có thời gian dài nhất làm trước
- Tỷ lệ tới hạn: Công việc thực hiện tiếp theo là công việc có tỷ số thời gian đến ngày giao hàng trên thời gian còn lại nhỏ nhất thì làm trước
- Chi phí chuyển đổi thấp .
Một số nguyên tắc khác: Khách hàng quan trọng nhất; công việc có lợi nhuận cao nhất.
Để đi đến quyết định là nguyên tắc nào thích hợp cho một nhóm các công việc chờ thực hiện, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
- Chi phí chuyển đổi:
Tổng chi phí để thực hiện việc chuyển đổi máy móc trong một nhóm công việc. Chúng ta sẽ dùng ví dụ dưới đây để khảo sát nguyên tắc sau:
Ví dụ 1: Trong ngày có 6 công việc phát sinh với thời gian sản xuất và thời gian giao hàng kể từ ngày đặt hàng (Tgh - thời gian giao hàng) cho như sau:
Nhận xét
- Nguyên tắc thứ 2 có số ngày trung bình trễ hạn nhỏ nhất trong khi nguyên tắc thứ có thời gian hoàn thành công việc và số công việc bình quân trên dây chuyền là nhỏ nhất.
- Tuỳ theo thực tế từng tổ chức, quan hệ với khách hàng …. Mà nhà quản lý chọn nguyên tắc thích hợp.
Nguyên tắc kiểm soát chi phí chuyển đổi máy móc:
Chi phí chuyển đổi là những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện, bao gồm: chi phí chuyển đổi máy móc, chi phí bố trí công việc, chi phí thay đổi vật liệu và công cụ. Các công việc nên sắp xếp sản xuất theo thứ tự nào đó đế có chi phí chuyển đổi thấp nhất.
Ví dụ 2: Một xí nghiệp in các loại bao bì với khối lượng lớn cung cấp cho các đơn vị sản xuất.
Vấn đề là mọi khách hàng đều cần mức độ như nhau nên nhà quản lý quyết định sắp xếp thứ tự các công việc thực hiện dựa vào chi phí chuyển đổi. Giả sử chúng ta có được chi phí chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác như sau(ĐVT: 1.000 đồng):
Các công việc đứng trước Trình tự sắp xếp như sau:
- Trước tiên, chọn công việc nào có chi phí chuyển đổi thấp nhất.
- Công việc xếp tiếp theo là công việc có chi phí chuyển đổi thấp kế tiếp.
Trong các dữ liệu trên, ta thấy có hai mức chi phí chuyển đổi bằng nhau là; C….. So sánh 2 chuỗi sẽ chọn chuỗi thứ 2 để thực hiện công việc.
Trong thực tế phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu nhưng lại dễ hiểu và mang lại những kết quả thuận lợi.
1.2. Điều độ n công việc trên 2 máy:
Mục tiêu bố trí các công việc sao cho tổng thời gian thực hiện các công việc đó trên các máy là nhỏ nhất. Song trong thực tế, thời gian thực hiện trên mỗi máy là cố định, do đó để có thời gian thực hiện nhỏ nhất ta phải sắp xếp các công việc sao cho tổng thời gian ngừng việc trên các máy là nhỏ nhất.
Áp dụng nguyên tắc Johnson gồm các bước sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc và thời gian thực hiện các công việc đó trên từng máy. Bước 2: Chọn công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất, nếu:
- Công việc đó nằm trên máy 1 thì xếp trên cùng - Công việc đó nằm trên máy 2 thì xếp dưới cùng.
Bước 3: Khi công việc đã sắp xếp thì loại trừ nó đi và xét công việc còn lại Bước 4: Trở lại bước 2,3 cho đến khi thực hiện hết các công việc.
Cuối cùng ta vẽ biểu đồ để thầy tổng thời gian hoàn thành các công việc.
Ví dụ 3: Có 5 công việc được sản xuất trên 2 máy (tiện và mài) thời gian thực hiện mỗi công
việc được cho như sau;
- Tổng thời gian hoàn thành là 35 giờ, khi bắt đầu ở máy tiện và kết thúc ở máy mài - Máy tiện bắt đầu vào mốc 0 giờ và được giải phóng sau 33 giờ hoạt động.
- Máy mài được thực hiện sau máy tiện 3 giờ và kết thúc sau 32 giờ hoạt động.
1.3. Điều độ n công việc trên 3 máy:
Sắp xếp công việc có thể sử dụng nguyên tắc Johnson nếu thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau đây Nếu thoả mãn một trong hai điều kiện trên ta chuyển đổi sang trường hợp n công việc cho 2 máy bằng cách lập lại bảng phân bố công việc với thời gian T1=t1+t2 và T2= t2+t3
Ví dụ 4: Có 4 công việc được thực hiện trên 3 máy với thời gian thực hiện cho dưới đây. Hãy
xếp thứ tự công việc sao cho tổng thời gian thực hiện là nhỏ nhất.
Tổng thời gian hoàn tất công việc là 43 giờ. Kết quả này chỉ là gần đúng, nhưng được dùng tốt trong thực tế.