- Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tăng cường, đời sống
2.2.4. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ Hồ Chí Minh sống và hoạt động. Xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang lôi kéo tất cả các nước, các dân tộc hội nhập quốc tế với quy mô chưa từng có. Đó vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong quá trình đi lên của mỗi nước. ở nước ta, quá trình đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, vấn đề mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng quan trọng cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với sự giúp đỡ từ bên ngoài để đề ra những chủ trương đúng đắn chỉ đạo thực tiễn, đem lại những thắng lợi to lớn trong mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Với phương châm “thêm bạn bớt thù”, để xây dựng và phát triển kinh tế, tất yếu chúng ta phải phát huy cả nhân tố bên trong (nguồn nội lực) và nhân tố bên ngoài (yếu tố ngoại lực), trong đó yếu tố nội lực bao giờ cũng mang tính quyết định, còn yếu tố ngoại lực có vai trò quan trọng nhưng nó chỉ phát huy được tác dụng thông qua yếu tố nội lực. Vì vậy, Đảng ta chủ trương mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại dựa trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thực chất của vấn đề mở rộng quan hệ đối ngoại nói trên nhằm giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh là Việt Nam sẵn sàng “làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [42, tr.220] và xuất phát từ nhiệm vụ bao trùm về chính sách đối ngoại trong giai đoạn mới, Đảng ta khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển [13, tr.147].
Chính trong mối quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế được mở rộng chưa từng có đã cho phép chúng ta có nhiều cơ hội khai thác, thu hút được nguồn lực bên ngoài để phát huy sức mạnh dân tộc nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song, để tận dụng có hiệu quả mọi thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế, để đối phó với các loại thách thức, nguy cơ lại đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, tức là tự chủ trong hoạch định đường lối chiến lược, trong việc sử dụng các giải pháp, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực để tham gia hợp tác quốc tế.
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình thế giới, từ nhu cầu phát triển của đất nước cùng những thành tựu đã đạt được sau 15 năm đổi mới, Đại hội IX của Đảng (Tháng 4 năm 2001) đã khẳng định:
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững [16, tr.89].
Đồng thời về các đối tác trong mối quan hệ rộng mở cũng đã được Đại hội IX nêu rõ:
Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN… tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống… thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động ở các diễn đàn đa phương [16, tr.121].
Đại hội X của Đảng (T4/2006) lại một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội cũng xác định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là “giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [18, tr.38] và chủ trương phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, lấy lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất.
Thực hiện mục tiêu này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ động xây dựng chiến lược và xác định từng bước lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trước hết là phấn đấu đến cuối năm 2006, nước ta ra nhập tổ chức Thương mại thế giới ( WTO). Điều đó đặt ra hàng loạt thách thức cho phát triển kinh tế ở tầm điều hành vĩ mô và cho các loại hình doanh nghiệp của nước ta, tìm cách bứt phá, tận dụng lợi thế của hội nhập để giành thắng lợi trong cuộc cạnh trành toàn cầu.
Như vậy, những thành tựu chúng ta đạt được sau 20 năm đổi mới là kết quả của việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển
kinh tế trong điều kiện mới nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kết luận
Hồ Chí Minh đã về với cõi vĩnh hằng, song di sản lý luận mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó có tư tưởng của Người về xây dựng và phát triển kinh tế, vẫn còn nguyên tính thời sự. Chính sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 20 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế. Vì vậy trong điều kiện thế giới có nhiều biến đổi không có lợi đối với sự phát triển của các nuớc xã hội chủ nghĩa, song Đại hội đại biểu tòn quốc lần thứ X của Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định một vấn đề có tính nguyên tắc: Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng đó đã dẫn dắt chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển đất nước, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, tạo nên sức mạnh tổng hợp và đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta hôm nay và mai sau.
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ nó tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tư tưởng ấy còn được biểu hiện ở nhiều nội dung phong phú, có tính hệ thống:
- Lý luận về thời kỳ quá độ và những đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ;
- Quan điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân, về xác lập vai trò làm chủ của nhân dân lao động;
- Quan điểm về phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa;
- Quan điểm về lựa chọn, xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý; - Quan điểm về cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ;
- Quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước trên thế giới nhằm tận dụng lợi thế quốc tế để phát triển kinh tế nước nhà, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong những nội dung đó, Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo học thuyết kinh tế - chính trị Mác - Lênin mà còn có những phát kiến mới phù hợp với cách suy nghĩ, cách làm của người Việt Nam bằng những ngôn từ dễ hiểu, dễ nhớ.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục soi đường cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Người được Đảng và Nhà nước ta vận dụng và phát triển theo một số hướng cơ bản sau đây:
Một là, xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết vấn đề
bình đẳng, công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá làm nền tảng tinh thần của dân tộc.
Hai là, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm tận dụng mọi nguồn lực
vốn có trong nhân dân để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ba là, tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, phát triển cơ cấu công-
nông nghiệp-dịch vụ hợp lý theo hướng của một nền kinh tế hiện đại.
Bốn là, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ mọi nguồn lực từ
bên ngoài, kết hợp sức mạnh kinh tế trong nước với sức mạnh kinh tế của thời đại để làm cho dân giàu nước mạnh, sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Như vậy là, ngay trong lĩnh vực kinh tế, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn có sức sống và giá trị lâu bền đối với việc xây dựng, phát triển và chấn hưng dân tộc. Tư tưởng ấy vẫn là cơ sở, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phạm Ngọc Anh (1996), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và tổ chức hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam”, Lịch sử Đảng, (3).
2. Phạm Ngọc Anh (1997), “Quan niệm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Lịch sử Đảng, (3).
3. Phạm Ngọc Anh (1998), “Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tài chính”,
Lịch sử Đảng, (6).
4. Phạm Ngọc Anh (2000), “Một số đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Lịch sử Đảng, (11).
5. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ph.Ăngghen (1971), Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (2005), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Khánh Bật (1997), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, Lịch sử Đảng, (12).
9. Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
10. Bộ công nghiệp-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Chủ tịch Hồ Chí
Minh với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
11. Trần Xuân Châu (1997), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế hợp tác”, Nghiên cứu lý
luận, (8).
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm
kỳ khoá VII, lưu hành nội bộ.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Hoàng ánh Đông (2002), “Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
20. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Xuân Hỡi (1991), “Vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề quản lý kinh tế”, Lịch sử Đảng, (3).
24. Nguyễn Mạnh Hùng (2002), Một số nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh
tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
25. Nguyễn Thế Hinh (2001), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ quản lý”,
Cộng sản, (10).
26. Nguyễn Thế Hinh (2003), “Mục đích của đường lối phát triển kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Thời báo Kinh tế và phát triển, (2).
27. Nguyễn Thế Hinh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
28. Hoàng Ngọc Hoà (1998), “Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Cộng sản, (10).
29. Vũ Đức Khiển (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hoá với kinh tế và chính trị”, Khoa học xã hội, (2).
30. V.I..Lênin (1977), Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 31. V.I..Lênin (1978), Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 32. V.I..Lênin (1978), Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva.
33. V.I..Lênin (1978), Toàn tập, Tập 44, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva.
34. Đặng Ngọc Lợi (2004), “Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động kinh tế đối ngoại”, Cộng sản, (7).
35. C.Mác và Ph.Ănghen (1970), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 36. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập , Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Lý Hoàng Mai (5/2005), “Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới”,
Nghiên cứu kinh tế, (324).
38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (1998), Về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (1990), Về kinh tế và quản lý kinh tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.