Các nguyên tắc trong quản lý nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 44 - 45)

Có thể nói rằng, mục đích nâng cao đời sống nhân dân là tư tưởng nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, Hồ Chí Minh đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong quá trình quản lý kinh tế. Cụ thể:

Một là, nguyên tắc kế hoạch hóa: Hồ Chí Minh cho rằng: "ở thời đại chúng ta, bất cứ nền

kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa" [44, tr.379-380]. Vì vậy, Người luôn nhắc nhở phải làm việc theo kế hoạch và sản xuất phải có kế hoạch, làm việc gì cũng phải tính toán cụ thể và làm sao cho kế hoạch phải có hiệu quả cao. Hồ Chí Minh cũng đã nêu lên mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường. Do đó Người yêu cầu: "Kế hoạch sản xuất không định theo cách quan liêu, mà phải liên hệ chặt chẽ với tình hình kinh tế, với nguồn của cải, với sự tính toán rõ rệt sức hậu bị của ta" [43, tr.498]. Như vậy, thị trường chính là đối tượng để đưa ra kế hoạch.

Hai là, nguyên tắc hạch toán kinh tế: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản

của cơ chế quản lý kinh tế mới. Nó gắn liền với hiệu quả kinh tế, làm ăn có lãi, đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động. Hồ Chí Minh cho rằng: "quản lý kinh tế cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào đáng dùng: tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận" [51, tr 82-83].

Ba là, nguyên tắc tập trung dân chủ: trong quản lý kinh tế, dân chủ và tập trung

gắn bó, thống nhất với nhau. Dân chủ là cơ sở để đi đến tập trung, còn tập trung trên cơ sở của dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển kinh tế. Nó là điều kiện để đảm bảo cho thông tin hai chiều: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Song, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý kinh tế, được biểu hiện ở quyền làm chủ của họ đối với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, đảm bảo tính đa dạng về lợi ích kinh tế trong các cá nhân, tập đoàn, tầng lớp dân cư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)