Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp, dịch vụ hợp lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 72 - 74)

- Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tăng cường, đời sống

2.2.3.Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp, dịch vụ hợp lý

nghiệp, dịch vụ hợp lý

Trong tư duy Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế. Vì một nền nông nghiệp phát triển sẽ làm cho đời sống của nông dân Việt Nam được nâng cao, có điều kiện khai thác được mọi tiềm năng về lao động, đất đai của dân tộc.

Song, do tư tưởng chủ quan, duy ý chí, chúng ta đã đưa ra chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”, nhưng trên thực tế chúng ta đã đầu tư không hợp lý vào nhiều công trình lớn đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, thời hạn đầu tư dài mà hiệu quả kinh tế lại không cao, làm cho đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Đại hội VI đã mở đầu thời kỳ đổi mới bằng cách trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội đã đề ra ba chương trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, thực tế là đã đưa nông nghiệp về với vị trí quan trọng hàng đầu.

Do đó quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứa IX của Đảng đã khẳng định: Trong nhiều năm tới, vẫn coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết. Chúng ta vẫn:

Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá… phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới… cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn [16, tr.92-93].

Như vậy, nhiệm vụ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được xác định là thực hiện cơ khí hoá, hiện đại hoá các khâu sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng và phát triển nông nghiệp, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn.

Trong kinh tế nông thôn có sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế. Để có nền kinh tế thị trường với tính cách là công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, các thành phần kinh tế phải vận động theo hướng chung: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng trong kinh tế nông thôn; kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước… cùng phát triển trở thành nội lực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác và khuyến khích nông dân đóng góp vốn, lao động của mình với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hoá.

Để tiếp tục thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Hội nghị trung ương năm, khoá IX đã ban hành Nghị quyết về “đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Nghị quyết đã nêu những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu phát triển, những chủ trương và giải pháp lớn để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong đó về nội dung tổng quát của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, Nghị quyết cho rằng: công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

Song bản thân nông nghiệp tự nó không phát triển được, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, các ngành khác phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm, trong đó có ngành công nghiệp dịch vụ.. Vì vậy Đại hội IX của Đảng đã đưa ra yêu cầu: Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Đẩy

mạnh nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, nhất là giống và kỹ thuật sản xuất khác ở nông thôn để tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Triển khai đến cơ sở chính sách ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt chú ý đến công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao.

Mặt khác, muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của nông nghiệp, nông thôn như vấn đề điện - đường-trường-trạm để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nông dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong những năm tới, cơ cấu kinh tế - xã hội của nước ta phải thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội nhưng nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn là những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược như Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh”. Vì vậy, nó đòi hỏi Nhà nước ta phải có chính sách nhằm liên kết ba nhà: nhà nông-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp, để giải phóng người nông dân, để xây dựng và phát triển nông thôn về kinh tế theo hướng giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại và theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 72 - 74)