Vấn đề hiệu quả kinh tế và việc giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 43 - 44)

Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản [44, tr.247-248].

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần hoàn toàn phù hợp chính sách kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hôm nay và cũng phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

1.2.5. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ quá độ

1.2.5.1. Vấn đề hiệu quả kinh tế và việc giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế kinh tế

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền kinh tế thì tư tưởng về quản lý kinh tế giữ một vị trí rất quan trọng. Nó được hình thành từ thực tiễn xây dựng đất nước ở miền Bắc thời kỳ 1954-1969. Song, trong quá trình quản lý kinh tế, thước đo đánh giá hiệu quả kinh tế, theo Hồ Chí Minh là nhằm nâng cao năng suất lao động trong các xí nghiệp nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp nước ta. Suy đến cùng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế để cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, làm cho nhân dân được mạnh khỏe, có điều kiện học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh. Người viết, mục đích của tổ chức và quản lý kinh tế là "để cải thiện dần dần đời sống cho công nhân, cán bộ, bộ đội và nhân viên ta" [46, tr.164], cũng là để "xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà" [46, tr.230].

Quản lý kinh tế tốt được thể hiện ở năng suất lao động với số lượng nhiều, chất lượng tốt, giá thành hạ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất lao động không ngừng tăng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ" [49, tr.564]. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, Hồ Chí Minh đề xuất phương châm nhiều - nhanh - tốt - rẻ. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu, làm nhiều nhưng phải làm cho tốt. Làm

xấu mau hỏng, dùng lại không bền, lại phải làm nhiều mới đủ dùng. Phải làm nhanh để không phí phạm thời giờ, nguyên vật liệu... Làm tốt, rẻ thì hàng bán được nhiều, người lao động có việc làm ổn định, sản xuất có điều kiện để phát triển. Thực chất đây chính là mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các khâu của quá trình sản xuất xã hội, trong đó bao gồm sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh thường chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém phổ biến của ta là tổ chức còn lủng củng, quản lý thiếu chặt chẽ nên sản xuất kém hiệu quả, dẫn đến hiện tượng "người thì nhiều việc quá, làm không hết, người thì ngồi chờ việc, người thì chạy lăng xăng...". Sở dĩ có tình trạng đó là do cán bộ quản lý không tham gia lao động sản xuất, xa rời thực tế, quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, chưa phát huy được vai trò làm chủ xí nghiệp của cán bộ và công nhân; còn công nhân vì chưa tham gia quản lý nên còn kém tinh thần trách nhiệm và kỷ luật, không phát huy được sáng kiến. Người chỉ rõ: "công nhân tham gia quản lý là nền tảng của việc quản lý xí nghiệp..., sẽ làm cho cơ quan quản lý khỏi kềnh càng, bớt giấy tờ bề bộn, bớt chế độ phiền phức, và sản xuất nhất định sẽ nhiều, nhanh, tốt, rẻ" [49, tr.232].

Trong hoạt động kinh tế, theo Hồ Chí Minh, vấn đề quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Vì vậy, phải biết sử dụng các đòn bẩy kinh tế để đạt hiệu quả cao.

Hồ Chí Minh cũng là người đầu tiên ở Việt Nam nêu vấn đề phải kết hợp hài hòa ba lợi ích: cá nhân, tập thể và xã hội. Đặc biệt khi tổ chức các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, Người nói: "mua bán phải theo giá cả thích đáng... giá cả phải đảm bảo cho nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi để xây dựng nước nhà", hay "về thuế cũng phải làm sao cho nhà nước, hợp tác xã và nông dân cùng có lợi" [47, tr.414 - 400].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)