Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 69 - 72)

- Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tăng cường, đời sống

2.2.2.Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã từng khẳng định, sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan và là đặc trưng của thời kỳ quá độ. Song, do chưa nhận thức được thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, trải qua nhiều chặng đường, phải bắc nhiều nhịp cầu nhỏ để quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như ở nước ta nên trên thực tế, chúng ta đã dùng biện pháp hành chính để nhanh chóng xoá đi các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Chính điều đó đã tạo lên một bức tường ngăn cách giữa kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 đầu những năm 80.

Trên cơ sở quan niệm về các thành phần kinh tế mà Lênin đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ và tư tưởng Hồ Chí Minh thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà Đảng ta xác định cơ cấu thành phần kinh tế cho phù hợp.

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh, thừa nhận phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, cụ thể là thừa nhận năm thành phần kinh tế chia làm 2 nhóm:

- Kinh tế xã hội chủ nghĩa: Bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.

- Các thành phần kinh tế khác: Bao gồm kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước.

Đến Đại hội VII của Đảng ( 1991) tiếp tục khẳng định nền kinh tế nước ta bao gồm 5 thành phần kinh tế là: Kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước.

Đồng thời Đại hội cũng khẳng định cả 5 thành phần kinh tế này đều hoạt động bình đẳng trước pháp luật, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Đại hội VIII (1996) vẫn tiếp tục khẳng định nền kinh tế có 5 thành phần kinh tế đó là: Kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước.

Từ tổng kết lý luận và thực tiễn của 15 năm đổi mới, Đại hội IX của Đảng đã có bước phát triển mới trong việc xác định cơ cấu các thành phần kinh tế. Đại hội nêu rõ nền kinh tế nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Mỗi thành phần kinh tế có quy luật vận động, hình thức thể hiện riêng, song chúng lại chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau trong một cơ cấu thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể là quan trọng. Thành phần kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Còn bốn thành phần kinh tế (cá thể - tiểu chủ,

tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) đều được xem là nội lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội X của Đảng (tháng 4 năm 2006) đã khẳng định: ở nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế như sau: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân); kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đại hội đánh giá:

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu [18, tr.337].

Như vậy, so với Đại hội IX, Đại hội X vừa có sự kế thừa vừa có bổ sung, phát triển thêm một số điểm cho phù hợp với tình hình mới như: Để chung kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vào thành phần kinh tế tư nhân; khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, doanh nghiệp cổ phần. Đồng thời nhận thức sâu sắc hơn nội hàm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở chỗ nó không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỷ trọng đóng góp vào GDP cao hay thấp, mà ở chỗ đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Trong quá trình hoạt động, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và cùng bình đẳng trước pháp luật trong việc hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ công dân.

Đồng thời Đảng ta cũng khẳng định thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, để phát triển lực lượng sản xuất xã hội, để từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất. Việc sắp xếp vị trí vai trò của các thành phần kinh tế là kết quả của một quá trình nhận thức, xuất phát từ thực tiễn đất nước và chính điều đó đã trở lại với tư tưởng của Hồ Chí Minh là huy động toàn

bộ sức mạnh của toàn dân để xây dựng và phát triển kinh tế, “ đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 69 - 72)