Nguyên nhân yếu kém của nền kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 65 - 66)

- Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tăng cường, đời sống

2.1.2.2.Nguyên nhân yếu kém của nền kinh tế

Những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trên đây có nhiều nguyên nhân.

* Về khách quan:

- Sự chống phá của các thế lực thù địch và tình trạng thoái trào của chủ nghĩa xã hội thế giới có tác động tiêu cực tới tâm tư, tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, có tác động bất lợi tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những biến động phức tạp về chính trị, kinh tế... trên thế giới cũng như ở một số nước đã có tác động không thuận đến nước ta.

- Đổi mới vì chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp vô cùng khó khăn, mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử; nhiều vấn đề nảy sinh tưởng chừng như mâu thuẫn, nghịch lý, thực tiễn chưa đủ sáng tỏ, ý kiến thường rất khác nhau, đặc biệt là trong bối cảnh mới của tình hình thế giới.

* Về chủ quan:

- Sự chưa ngang tầm trong lãnh đạo của Đảng kể cả năng lực, phẩm chất và trí tuệ. Biểu hiện ở chỗ:

+ Nhận thức của cán bộ, đảng viên trên một số vấn đề quan trọng chưa có sự thống nhất cao trong hoạch định và thực thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn có sự ngập ngừng, lúng túng, thiếu dứt khoát, không triệt để.

+ Việc tổ chức quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng chưa tốt, chậm cụ thể hóa, thể chế hóa, thiếu kiên quyết. Còn tình trạng nói mà không làm, nói nhiều làm ít, ra nghị quyết mà không thực hiện, hoặc thực hiện nửa vời. Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai nghị quyết làm chưa tốt; việc xử lý sai phạm trong thực hiện nghị quyết không nghiêm, chưa đúng người, đúng tội.

+ Phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới. Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với đổi mới kinh tế.

+ Chưa có biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ và kiên quyết để tăng cường có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ và đảng viên cũng như trong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

+ Đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt bất cập trước yêu cầu mới; thiếu và yếu cả về phẩm chất chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực chuyên môn; một số thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống.

+ Công tác lý luận của Đảng chưa ngang tầm trước sự phát triển của thực tiễn, trình độ tổng kết thực tiễn còn yếu. Việc nghiên cứu các vấn đề trong nước và quốc tế chưa sâu; khả năng nắm bắt và dự báo về tình hình thế giới, khu vực, về chiến lược của các nước lớn còn hạn chế.

+ Năng lực thể chế hóa đường lối của Đảng, triển khai thực hiện, năng lực điều hành của Nhà nước còn bất cập trước đòi hỏi của thực tiễn, nhất là giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc.

+ Vai trò giám sát, phản biện của các ban của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân còn yếu; chưa có cơ chế hợp lý để phát huy vai trò của các bộ phận này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf (Trang 65 - 66)