Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 95 - 98)

- Thresholds 20: ngưỡng để thí sinh vượt qua câu hỏi này.

1.2.Về mặt thực tiễn

Luận văn đã làm sáng tỏ thực trạng quy trình thiết kếđề thi TNKQ tại trường

Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, từđó có thể rút ra một số kết luận sau: - Thực trạng biên soạn, thiết kếđề thi TNKQ tại đơn vị còn rất nhiều bất cập, chưa đảm bảo độ tin cậy do nhiều lý do khác nhau: đề thi được thiết kế chưa đảm bảo chất lượng do GV chưa có hoặc thiếu kinh nghiệm ra đề. GV ít khi xác định mục tiêu đánh giá hoặc chưa phù hợp với mục tiêu đề ra. Việc xây dựng bảng trọng số chưa hợp lý và chưa được coi trọng đúng mức. Đề thi chưa bao phủ hết nội dung chương trình đào tạo, thậm chí vẫn có những đề thi không phù hợp mục tiêu đề ra.

- Kết quảđiều tra cũng cho thấy thực trạng hiện nay ở trường ĐHKH là phần lớn giảng viên sau khi ra đề, chấm thi xong hầu như không phân tích và xử lý kết quả thi. Đồng thời, có nhiều GV chưa được bồi dưỡng về việc biên soạn đề thi TNKQ cũng như cách phân tích, xử lý kết quả thi. Họ cũng mong muốn nhà trường tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho họ về vấn đề này.

Từ thực trạng trên chúng tôi thấy rằng cần phải có những biện pháp cụ thểđể

nâng cao chất lượng biên soạn và thiết kế đề thi TNKQ, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường.

Với thực trạng trên, Luận văn đã đề xuất 3 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của việc thiết kếđề thi TNKQ và đã tiến hành thử nghiệm thành công.

- Biện pháp 1: Giúp cán bộ, giảng viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc KTĐG thông qua hình thức thi TNKQ. Đồng thời khuyến khích GV sử dụng kết quảđánh giá đểđiều chỉnh hoạt động dạy học.

- Biện pháp 2: Luận văn đã phân tích từng bước về quy trình xây dựng 1 đề

thi TNKQ hoàn chỉnh, các kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ, minh họa cụ thể về

cách xử lý và phân tích câu hỏi và bài thi TNKQ theo các yêu cầu thống kê để nâng cao chất lượng đề thi.

- Biện pháp 3: Tổ chức cho GV tự xây dựng và thử nghiệm thiết kế đề thi TNKQ theo quy trình chuẩn, đảm bảo các yêu cầu thống kê.

Với kết quả thử nghiệm, các biện pháp này đã giúp cho GV nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hình thức thi TNKQ, nắm rõ các quy trình và kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ, GV có thể tự thiết kế các đề thi TNKQ theo quy trình và

đảm bảo được chất lượng của đề thi. Đồng thời cũng giúp các GV đọc kết quả phân tích và xử lý kết quả thi, dựa trên kết quả đó, GV có những điều chỉnh để nâng cao chất lượng đề thi nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.

Qua phân tích dữ liệu và so sánh kết quả ở các lớp trước và sau khi thử

nghiệm, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng các biện pháp này đã góp phần nâng cao chất lượng đề thi, tăng tính khách quan, độ tin cậy, độ giá trị của đề thi; giúp các giảng viên có thể tự biên soạn các đề thi TNKQ đảm bảo chất lượng theo các yêu cầu thống kê. Thông qua việc phân tích và xử lý kết quả thi một cách khoa học có thể giúp các GV điều chỉnh, nâng cao chất lượng đề thi, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể khẳng định rằng, các biện pháp trên nếu được sử dụng chắc chắn sẽ có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao trong việc thiết kế đề thi TNKQ. Mặt khác, khi GV sử dụng các biện pháp này một cách có hệ thống, chúng sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau làm tăng thêm tính hiệu quả và tính khả thi. Thông qua các biện

pháp cũng giúp cho GV xem xét lại chương trình mục tiêu, các nội dung chính, từ đó có sựđiều chỉnh bổ sung phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Với những kết quả thu được, luận văn có thể khẳng định rằng đây là các biện pháp mà các giảng viên có thể sử dụng nhằm nâng cao chất lượng biên soạn và thiết kếđề thi TNKQ, đồng thời, luận văn cũng khẳng định việc vận dụng các biện pháp này là hoàn toàn khả thi và đã mang lại hiệu quả tốt.

Từ kết quả thử nghiệm có thể khẳng định rằng luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết bước đầu đã được kiểm nghiệm.

2. KIẾN NGHỊ

Từ những kết luận đã nêu trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau để

nâng cao hiệu quả biên soạn và thiết kếđề thi TNKQ tại đơn vị như sau:

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của việc KTĐG thông qua hình thức thi TNKQ.

2. Tạo điều kiện cho GV học tập bồi dưỡng về phương pháp TNKQ, lý thuyết khảo thí hiện đại nói riêng và lý thuyết đánh giá nói chung, qua đó hình thành đội ngũ GV có trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học mới này.

3. Trường nên có kế hoạch đầu tư cho các giảng viên trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về thiết kếđề thi để nâng cao hiệu quả chất lượng thiết kếđề thi TNKQ cho GV và cách phân tích các kết quả thi một cách nghiêm túc và khoa học.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 95 - 98)