Tổ chức thử nghiệm biện pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 77 - 79)

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ

10. Tập hợp các câu hỏi th

3.3. Tổ chức thử nghiệm biện pháp

Sau khi nghiên cứu thực trạng thiết kế đề thi TNKQ tại trường ĐHKH đã phát hiện ra những bất cập và những tồn tại, qua thăm dò ý kiến của các GV trong trường, họ đều muốn được nhà trường bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực cũng như chất lượng thiết kếđề thi, phân tích và xử lý kết quả thi TNKQ. Để hoàn thành nghiên cứu của mình đồng thời phù hợp với mong muốn của GV, chúng tôi đã triển khai thử nghiệm các biện pháp trên nhằm làm rõ tính khả thi của các biện pháp

đã đề xuất.

Tiến trình thử nghiệm cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc KTĐG thông qua hình thức thi TNKQ (biện pháp 1):

- Quán triệt sâu sắc chủ trương và các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc KTĐG trong Nhà trường, và việc sử dụng hình thức thi TNKQ chính là một trong những biện pháp tích cực nhất để nâng cao hiệu quả của việc KTĐG cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Tổ chức cho các GV thảo luận về các phương pháp KTĐG, các ưu nhược

điểm của từng phương pháp.

- Trình bày những ưu nhược điểm của phương pháp TNKQ qua những ví dụ

cụ thể, trực quan sinh động.

- Cung cấp các tài liệu có liên quan về phương pháp TNKQ.

Thứ hai: Bồi dưỡng GV về quy trình và kỹ thuật xây dựng đề thi TNKQ, cách xử lý kết quả thi (biện pháp 2).

- Tổ chức bồi dưỡng cho các GV về quy trình thiết kế và kỹ thuật xây dựng

đề thi TNKQ cũng như cách xử lý kết quả thi, đồng thời cung cấp những tài liệu có liên quan cho GV tham dự tập huấn.

Mục đích bồi dưỡng: Cung cấp cho GV kiến thức về quy trình và kỹ thuật thiết kếđề thi TNKQ cũng như cách xử lý và phân tích kết quả thi.

Đối tượng bồi dưỡng: 12 CBGV của các Khoa Toán Tin, Sinh học, Khoa học môi trường (xem chi tiết phụ lục 3.1).

Nội dung bồi dưỡng:Đề cập đến 2 vấn đề chính sau: - Quy trình và kỹ thuật thiết kếđề thi.

- Cách phân tích câu hỏi và bài thi TNKQ.

Tiến trình bồi dưỡng:

- Cung cấp tài liệu bồi dưỡng cho các GV, yêu cầu: tài liệu phải dễ hiểu, quy trình và các kỹ thuật đầy đủ, chi tiết.

- Trình bày quy trình thực hiện một cách chi tiết để qua đó tất cả những người tham gia biết chính xác phải tuân theo những bước nào để thực hiện nhiệm vụ

của mình.

Thứ ba: Tổ chức cho GV tự xây dựng và thử nghiệm đề thi TNKQ cho SV (biện pháp 3).

Sau khi bồi dưỡng, trên cơ sở nhận thức của các GV trong quá trình tập huấn, chúng tôi tiến hành cho GV tự xây dựng các bộ câu hỏi TNKQ, sau đó tiến hành thử

nghiệm trên chính bộ câu hỏi do GV xây dựng, cụ thể:

Tổ chức cho các giảng viên Khoa Sinh học xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi TNKQ cho học phần “Sinh lý thực vật” (phụ lục 3.2).

Đặc điểm của học phần “Sinh lý thực vật”

Sinh lý thực vật là một trong các môn học kiến thức chuyên ngành của ngành Sinh học hệĐại học chính quy. Học phần Sinh lý thực vật trang bị cho sinh viên các kiến thức về các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật. Học phần này gồm có 5 đơn vị học trình, trong đó có 3 ĐVHT lý thuyết, 2 ĐVHT thực hành và được chia thành 6 chương: Chương 1: Sinh lý tế bào thực vật; Chương 2: Sự trao đổi nước ở thực vật; Chương 3: Quang hợp; Chương 4: Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở

thực vật; Chương 5: Hô hấp thực vật; Chương 6: Sinh trưởng và phát triển thực vật.

Mục tiêu học phần “Sinh lý thực vật”:

Học phần này có 5 ĐVHT tương ứng với 45 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành, được dạy cho SV năm thứ 2 ngành Sinh học. Học phần nhằm cung cấp các kiến thức về Sự trao đổi nước ở thực vật; Quang hợp; Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở

thực vật; Hô hấp thực vật; Sinh trưởng và phát triển thực vật.

Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho học phần “Sinh lý thực vật”, cụ thể:

Để thiết kế được một bộ đề thi TNKQ chuẩn cần phải đảm bảo đúng quy trình (xem mục 1.4.1), gồm 10 bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích sử dụng đề thi/ kiểm tra: đây là đề thi thử

nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi về quy trình và kỹ thuật xây dựng đề thi TNKQ, căn cứ kết quả làm bài của thí sinh đánh giá mức độ đáp ứng của câu hỏi và đề thi, từđó điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 2: Chọn mẫu: 59 sinh viên năm thứ 2, lớp cử nhân Sinh học K6, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học.

Bước 3: Xác định mục tiêu, phân tích nội dung chi tiết và xây dựng bảng trọng số:

Các GV khoa Sinh học đã cùng xây dựng cấu trúc đề thi trắc nghiệm học phần Sinh lý thực vật gồm 50 câu hỏi bao phủ các nội dung chính của các chương trong học phần. Thời gian thi dự kiến là 60 phút (trung bình 1,2 phút/ 1 câu) và với

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)