Loại ghép đôi (Matching items)

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 36 - 37)

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ

1.5.2.Loại ghép đôi (Matching items)

10. Tập hợp các câu hỏi th

1.5.2.Loại ghép đôi (Matching items)

Trắc nghiệm ghép đôi là một loại của câu lựa chọn, cấu kết của nó bao gồm hai phần: một là, nhóm vấn đề; hai là, nhóm phương án lựa chọn đã chuẩn bị. Khi trả lời yêu cầu thí sinh dự thi chọn ra một phương án thích hợp nhất từ trong các lựa chọn trong mỗi vấn đề. Mỗi lựa chọn có thể sử dụng một lần, cũng có thể sử dụng nhiều lần và cũng có thể không sử dụng.

Ưu điểm của câu ghép đôi:

- Thích hợp sử dụng nhất cho đo lường tri thức mang tính sự kiện và tính tương quan giữa các sự kiện.

- Hiệu suất trắc nghiệm khá cao, diện kiến thức phủ khắp tương đối rộng trong thời gian trắc nghiệm.

- Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.

Nhược điểm của câu ghép đôi:

- Vẫn tồn tại những nhân tốđoán mò.

- Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này đểđo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho thí sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.

Những gợi ý cho việc biên soạn câu hỏi dạng ghép đôi:

Để sử dụng có hiệu quả các câu hỏi dạng ghép đôi chúng ta cần xem xét các nội dung sau:

- Dạng câu hỏi này có phù hợp mục đích sử dụng không? - Tài liệu có hai bảng liệt kê có đồng nhất không?

- Có bảng liệt kê câu trả lời dài hơn hoặc ngắn hơn câu giả thiết/ câu hỏi không?

- Có tóm tắt và khái quát câu trả lời và xếp ở bên phải không?

- Các câu trả lời có được sắp xếp theo bảng chữ cái hay chuỗi số thứ tự

không?

- Ở phần chỉ dẫn có chỉ ra phần cơ bản của bài ghép nối không?

- Ở phần chỉ dẫn có chỉ ra rằng với mỗi câu trả lời có thể được dùng nhiều hơn một lần không?

- Có sắp xếp tất cả các câu ghép nối trong cùng một trang không?

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 36 - 37)