Thực trạng phân tích và xử lý kết quả th

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 65 - 68)

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ

10. Tập hợp các câu hỏi th

2.3.3. Thực trạng phân tích và xử lý kết quả th

Phân tích kết quả thi

Hình 2.5. Tỷ lệ GV phân tích câu hỏi thi

34% Không

66%

Kết quảđiều tra cho thấy rằng khoảng 34% GV cho rằng họ có phân tích câu hỏi thi sau khi chấm bài và 66% không phân tích. Đây là một điều rất đáng quan tâm vì sau khi chấm thi hầu như các GV không bao giờ quan tâm xem đề thi của mình ra cho SV có phù hợp với mục tiêu của học phần đề ra hay không? Có bao phủ nội dung chương trình đào tạo? Có đảm bảo khách quan công bằng và phù hợp với năng lực của SV không? Thực trạng này cho thấy việc ra đề và việc kiểm tra đánh giá cho SV còn nhiều bất cập. • Phân tích độ khó Bảng 2.3. Tỷ lệ GV phân tích độ khó Mức độ GV thường xuyên phân tích độ khó Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng Tần suất 11 13 25 31 80 % 13,75 16,25 31,25 38,75 100,0

Có tới 70% GV hiếm khi và không bao giờ phân tích độ khó sau khi thi, tương ứng với 30% GV thường xuyên hoặc thỉnh thoảng phân tích độ khó của đề

thi. Điều này chứng tỏ các GV vẫn coi nhẹ việc phân tích đề thi, họ cho rằng đây là việc làm không cần thiết và tốn thời gian.

Phân tích độ phân biệt

Bảng 2.4. Tỷ lệ GV phân tích độ phân biệt Mức độ GV thường xuyên phân tích độ phân biệt Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng Tần suất 18 13 17 32 80 % 22.5 16.25 21.25 40 100,0

Có khoảng 60% giáo viên hiếm khi hoặc không bao giờ phân tích độ phân biệt của đề thi. Điều này được giải thích bởi khi chấm thi xong GV thường không quan tâm xem với những SV khá giỏi và SV trung bình yếu có kết quả thi ra sao.

Kết hợp với phỏng vấn sâu chúng tôi thu được một số lý do sau: Thứ nhất, do GV hiện nay đang phải dạy quá nhiều giờ. Thứ hai, một số GV cho rằng đề thi của họ chắc chắn đạt chất lượng nên không cần phải phân tích đề thi. Thứ ba, một số

GV cho rằng việc này không có trong quy định nên họ không làm. Họ chỉ làm nếu

được yêu cầu và có kinh phí hỗ trợ.

Phân tích, xử lý câu hỏi và bài thi

19 (23,6%) 61 (76.4%) 61 (76.4%) 0 10 20 30 40 50 60 70

Được bồi dưỡng Chưa bồi dưỡng

Hình 2.6. Tỷ lệ GV được bồi dưỡng phân tích câu hỏi thi

Hình 2.6 cho thấy thông tin về các GV đã được bồi dưỡng kỹ năng phân tích câu hỏi thi và bài thi. Kết quảđiều tra cho thấy, phần lớn GV tham gia khảo sát chưa

được bồi dưỡng về việc phân tích và xử lý câu hỏi thi và bài thi. Chỉ có một số ít GV đã được bồi dưỡng nhưng do nhiều lý do khác nhau nên đa số họ không thực hiện công việc này. Theo điều tra, sau khi GV chấm bài thi cho SV xong thường chỉ

nhận xét SV làm bài tốt nên được điểm cao và bài làm chưa tốt nên bị điểm thấp

hoặc họ nghe phản hồi từ phía SV là đề thi khó hay dễ. Có rất ít GV sau khi chấm bài xong tìm hiểu các vấn đề như: Mục tiêu của đề thi có đạt được mục tiêu chính của học phần không? Các câu hỏi trong đề thi có đáp ứng được mục tiêu chính của kỳ thi không? Dạng thức trong từng câu hỏi có phù hợp không? Các câu hỏi đã được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu chưa?...

Kết quảđiều tra trên cho thấy thực trạng hiện nay đa số GV ở trường ĐHKH sau khi ra đề, coi thi, chấm thi xong hầu như không bao giờ phân tích câu hỏi thi cũng như bài thi. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, mặt khác còn do vấn đề về thời gian và kinh phí cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)