Loại nhiều lựa chọn (Multi choice questions MCQ)

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 39 - 42)

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ

10. Tập hợp các câu hỏi th

1.5.4. Loại nhiều lựa chọn (Multi choice questions MCQ)

Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu người thi tuỳ ý lựa chọn đáp án chính xác trong một sốđáp án được gọi là câu hỏi nhiều phương án lựa chọn, gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn.

Câu hỏi nhiều lựa chọn tuy chủng loại nhiều, nhưng nhìn về kết cấu mà nói thì do hai bộ phận câu dẫn (chủđề) và câu lựa chọn tạo nên. Bộ phận chủ đề chính thường dùng các từ, câu hỏi, hoặc câu trần thuật để biểu thị. Phần trả lời đã có thể

dùng các câu ngắn gọn hoặc các nhóm từđể biểu thị. Trong 4 đến 5 phương án lựa chọn có một phương án hoặc một vài phương án đúng, các phương án còn lại là sai, còn gọi là phương án nhiễu. Căn cứ vào câu dẫn và các phương án lựa chọn khác nhau còn phân thành:

* Câu nhiều lựa chọn khẳng định

Trong các phương án lựa chọn của câu nhiều lựa chọn theo hình thức khẳng

định, có một hoặc một vài phương án đúng còn các phương án khác đều là làm nhiễu. Khi trả lời yêu cầu lựa chọn ra một phương án hoặc tất cả các phương án

đúng.

* Câu nhiều lựa chọn phủđịnh

Các phương án lựa chọn của câu nhiều lựa chọn có một đáp án sai, khi đưa ra

đáp án yêu cầu đối tượng thi tìm ra đáp án sai này.

* Câu nhiều lựa chọn theo hình thức tốt nhất chỉ có một phương án đúng (tốt nhất), còn các phương án khác, tuy ở một mức độ nào cũng đúng nhưng chúng đều không phải là đúng nhất.

* Câu nhiều lựa chọn suy diễn.

Câu nhiều lựa chọn suy diễn là căn cứ vào quan hệ của hai sự vật đã đưa ra

để suy diễn, lý luận cho quan hệ của hai sự vật khác. Cách thức đưa ra phương án của nó vẫn là lựa chọn một phương án thích hợp nhất trong một số phương án lựa chọn.

*Câu nhiều lựa chọn hỗn hợp

Câu nhiều phương án lựa chọn hỗn hợp là do một số đơn độc hoặc một số nhóm đáp án đơn độc không giống nhau tạo nên.

Ưu điểm của câu nhiều lựa chọn:

- Thích hợp sử dụng cho tài liệu nhiều loại tầng bậc nhận thức. - Trả lời thuận tiện.

- Đọc đề thi tiết kiệm thời gian, sức lực và đánh giá khách quan.

- Cơ hội đoán đúng đáp án giảm đi. Nếu đối tượng thi toàn bộ làm dựa vào

đoán thì cơ hội đoán đúng ở mỗi câu đúng sai là 50%, còn cơ hội để đoán đúng ở

câu có 5 phương án lựa chọn chỉ là 20%. Đối với toàn bộ bài trắc nghiệm mà nói, thì cơ hội điểm số có được để có thể qua kì thi mà toàn bộ lại dựa vào đoán là bằng 0.

- Số lượng câu để tạo nên một lần trắc nghiệm cũng khá lớn, phạm vi lấy mẫu đề thi cũng rộng, tính đại diện mạnh, vì thế nó chính là phương pháp áp dụng nhiều để tiêu chuẩn hoá trắc nghiệm.

- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau.

- Xác định mối tương quan nhân quả. - Nhận biết những điều sai lầm.

- Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau. - Định nghĩa các khái niệm.

- Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.

- Nhận biết điểm tương đồng giữa hai hay nhiều vật.

- Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện. - Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật.

- Xét đoán vấn đềđang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.

- Độ tin cậy cao hơn. Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên.

- Tính giá trị tốt hơn. Với bài viết trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, người ta có thểđo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá… rất hữu hiệu.

- Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấm bài…

Nhược điểm của câu nhiều lựa chọn:

- Viết câu hỏi rất khó khăn. Vì việc biên soạn và đáp án chính xác vừa có khác biệt bản chất nhưng về bề mặt là có những chỗ tương đồng như 3, 4 phương án nhiễu, thực sự không phải là một việc dễ dàng.

- Các nhân tốđể đoán đúng đáp án đã giảm đi so với câu đúng sai nhưng nó vẫn tồn tại.

- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi thế nào đó

đểđo được các mức trí năng cao hơn mức biết, mức hiểu.

- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả

lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn.

- Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi TNTL soạn kĩ.

- Ngoài ra, tốn kém giấy mực để in đề các loại câu hỏi này so với các loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.

Những gợi ý cho việc biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn:

Để sử dụng có hiệu quả các câu hỏi nhiều lựa chọn, chúng ta cần xem xét các nội dung sau:

- Đây có phải dạng câu hỏi trắc nghiệm thích hợp nhất để sử dụng không? - Có phải mỗi phần chính của câu trắc nghiệm đều trình bày một vấn đề được giải thích chặt chẽ?

- Có phải những phần chính của câu trắc nghiệm đều bắt đầu bằng một câu khẳng định không?

- Nếu sử dụng, những từ mang nghĩa phủ định có được nhấn mạnh đặc biệt không?

- Các phương án trả lời có cần phải phù hợp về mặt ngữ pháp với phần chính của câu trắc nghiệm không?

- Các phương án trả lời có cần phải ngắn gọn, súc tích và không có những từ

không cần thiết không?

- Các phương án trả lời có giống nhau vềđộ dài và dạng trình bày?

- Có phải chỉ có một phương án đúng hoặc một phương án rõ ràng nhất không?

- Các phương án nhiễu có hợp lý để giảm yếu tốđoán mò không?

- Câu trắc nghiệm không có các gợi ý về mặt ngôn từ tới câu trả lời đúng? - Các phương án trả lời bằng chữ có sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái? - Các phương án trả lời bằng số có sắp xếp theo thứ tự các con số?

- Có cần tránh các đáp án “tất cả các phương án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng” (sử dụng hạn chế và phù hợp)?

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm tại khoa KHTN và XH đại học Thái Nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)