0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tình yêu nghề và trách nhiệm đối với bài dạy 3.79 3.84 0

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 65 -72 )

Kết quả thăm dò ở bảng 3.3. cho thấy có sự khác biệt giữa hai lần đo theo chiều hướng tích cực. Trong đó:

- Sự thay đổi nhiều nhất ở điều kiện “Lựa chọn nội dung và tổ chức bài dạy”, “Xác định vị trí của môn dạy trong chương trình đào tạo và quan hệ giữa các bài dạy trong môn dạy” và “Xác định các nội dung chính, quá khó so với các nội dung ít chính yếu và ít khó hơn” (độ lệch dao động từ 0.19 đến 0.22).

Như vậy, kết quả đợt bồi dưỡng về PPDH ở đại học đã làm thay đổi trong nhận thức của GV tham gia tập huấn về các điều kiện để bài dạy thành công. Điều này có làm thay đổi cách thiết kế và chuẩn bị bài dạy trên lớp của GV ?

3.5.1.2. Nhận thức về lập kế hoạch bài dạy của GV

Kết quả đo lường cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của GV về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc lập kế hoạch bài dạy trước và sau khi tham gia lớp bồi dưỡng về PPDH ở đại học

Do lần 1 Do lần 2 3.45 3.5 3.55 3.6 3.65 3.7

Biểu đồ 3.4: Thay đổi nhận thức về việc lập kế hoạch bài dạy

Quan sát các GV tham dự lớp bồi dưỡng, nhóm GV khoa Mỹ thuật công nghiệp quả thực lúng túng và rất vất vả với việc lập kế hoạch. Thầy cô cho biết “Không biết phải lập kế hoạch bài dạy và xác định mục tiêu bằng cách nào”. Chúng tôi phải hướng dẫn từng bước một như:

+ Thầy/cô xác định mình sẽ dạy những gì trong bài ấy + Xác định mức độ đạt đến cho từng nội dung

+ Chọn động từ đã gợi ý để viết mục tiêu bài dạy.

Nhận thức về các PPDH làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng PPDH trong một bài dạy là một buớc rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và triển khai bài dạy trên lớp thành công. Vậy thực trạng của vấn đề này ở GV trường STU ra sao?

3.5.1.3. Nhận thức về PPDH

Kết quả đo lường ở bảng 3.4 cho thấy:

Trước khi tham gia lớp tập huấn về PPDH ở đại học, hiểu biết của GV nặng về các PPDH truyền thống, đại cương như phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Các PPDH ở đại học và nhất là các PPDH hiện đại có tác dụng phát huy tính tích cực, độc lập của SV còn mơ hồ.

Bảng 3.4: Nhận thức về các phương pháp dạy học

Nội dung Đ1 Đ2 Đ2 – Đ1

Phương pháp thuyết trình 3.24 3.67 0.43

Phương pháp đàm thoại 3.21 3.31 0.10

Phương pháp trực quan ( mô hình, băng cassette….) 3.06 3.13 0.07

Phương pháp sử dụng sách, tài liệu 3.09 3.42 0.33

Phương pháp ôn tập 2.94 3.14 0.20

Seminare 3.18 3.22 0.04

Phương pháp làm việc trong phòng TN 3.21 3.24 0.03

Phương pháp dạy học theo tình huống 3.03 3.15 0.12

Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ 3.30 3.53 0.23

Phương pháp dạy học theo dự án 2.46 3.00 0.54

Phương pháp đóng vai 2.21 2.49 0.28

Phương pháp chậu cá 1.76 1.97 0.21

Phương pháp công não 1.90 2.17 0.27

Sau khi tham gia lớp tập huấn về PPDH ở đại học, chúng tôi nhận thấy nhận thức của GV về các PPDH dùng trong hoạt động dạy học ở đại học có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt ở các PPDH “Dạy học theo dự án”, “Thuyết trình”, “Sử dụng tài liệu” và “Dạy học theo nhóm nhỏ”, “PP đóng vai” có thay đổi đáng kể trong nhận thức của GV. Như vậy, nhận thức về các PPDH phát huy cao độ tính tích cực của SV đã được GV nhận thức rõ ràng hơn làm cơ sở cho việc lưạ chọn, sử dụng sau này. Điều đáng làm chúng tôi quan tâm là “PP thuyết trình” cũng được thay đổi trong nhận thức của GV ở chỗ họ tự tin sử dụng một khi biết lí do vì sao dùng và dùng khi nào mà không sợ mang tiếng làm cho SV thụ động.

Trao đổi với các thầy cô khi hướng dẫn thực hành mới biết có những PPDH lần đầu được nghe đến tên gọi như “PP công não”, “PP tia chớp” nên thầy cô rất háo hức tìm hiểu và mong muốn vận dụng được PP đã học vào thực tiễn giảng dạy của bản thân.

Nhận thức về các PPDH là một chuyện, còn dự định sử dụng dụng các PPDH đã biết trong thực tiễn dạy học tại nhà trường ra sao?

Bảng 3.5 Múc độ sử dụng PPDH của GV

Nội dung Đ1 Đ2 Đ2 – Đ1

Phương pháp thuyết trình 3.49 3.04 -0.45

Phương pháp đàm thoại 3.03 3.41 0.38

Phương pháp trực quan ( mô hình, băngcassette.) 2.76 2.85 0.09

Phương pháp sử dụng sách, tài liệu 3.18 3.80 0.62

Phương pháp ôn tập 2.73 2.77 0.04

Seminare 2.67 2.70 0.03

Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm 2.76 2.82 0.06

Phương pháp dạy theo tình huống 2.30 3.00 0.70

Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ 2.56 2.72 0.16

Phương phápdạy học theo dự án 1.72 2.11 0.39

Phương pháp đóng vai 1.42 2.00 0.58

Phương pháp chậu cá 1.30 1.41 0.11

Phương pháp công não 1.46 1.92 0.46

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy:

- Trong lần đo 1, các GV cho biết đa phần dùng phương pháp thuyết trình là chính (X= 3.49), tiếp đó là phương pháp sử dụng tài liệu (X= 3.18) và phương pháp đàm thoại (X=3.03). Những phương pháp dạy học khác được dử dụng ít hơn (dao động từ 2.3 đền 2.76), đặc biệt là những PPDH hiện đại chưa được biết đến (dao động từ 1.30 đền 1.72).

- Trong lần đo 2, dự định sử dụng các PPDH có thay đổi rõ rệt. Phương pháp dạy học theo tình huống sẽ được lựa chọn sử dụng nhiều hơn (độ lệch chuẩn 0.70), tiếp theo là phương pháp sử dụng sách và tài liệu (độ lệch chuẩn 0.62) và cuối cùng là phương pháp đóng vai (0.58).

Điều đặc biệt trong bảng 3.3 này là độ lệch chuẩn (Đ1 – Đ2) của PP thuyết trình là số âm (-0.45). Điều này chứng tỏ các GV đã nhận thức rằng trong một bài giảng không chỉ dùng một phương pháp thuyết trình, mà còn có thể kết hợp một hay nhiều phương pháp khác với tỷ lệ giữa các PP tuỳ theo mục tiêu của bài dạy.

Trao đổi với các thầy cô về PPDH, được biết thầy cô không biết nhiều về PPDH nên chẳng thể lựa chọn để sử dụng. Chuẩn bị bài xong là lên dạy. Nói sao cho logic, hệ thống và dễ hiểu. Một thầy

cho biết “Quá nhiều PPDH, không nên dùng nhiều PP thuyết trình. Không phải là có kiến thức là dạy thành công”.

Việc ứng dụng các PPDH của GV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của SV và SV là một trong những yếu tố qui định việc chọn PPDH này hay PPDH khác. Vậy, GV cảm nhận việc SV đánh giá, tiếp nhận và tham gia vào các PPDH này như thế nào?

3.5.1.5. Đánh giá khả năng chấp nhận PPDH của SV

Kết quả thăm dò cho thấy GV đánh giá sự chấp nhận của SV về PPDH mà GV đang sử dụng không cao, chỉ đạt ở mức trung bình (X= 2.46) ở lần đo đầu tiên. Sau khoá tập huấn PPDH ở ĐH, GV dự đoán rõ ràng sự chấp nhận của SV từ mức trung bình lên mức khá (X= 2.69) tuy chưa cao do GV mới học các PPDH nên áp dụng chưa nhuần nhuyễn. Đó là tác động ảnh hưởng tích cực của khoá tập huấn đến GV (độ lệch chuẩn = 0.23).

Gặp lại một số thầy cô đã tham gia lớp bồi dưỡng trong trường STU, thầy cô tâm sự “Từ lúc em học về PPDH do khoa CNTP mở em tự tin hơn khi lên lớp và dạy hay hơn”.

Một cô khác thì nói “Có học có khác, em dạy SV hứng thú học và tích cực tham gia vào bài học. Em xây dựng nhiệm vụ học tập, giao cho SV chuẩn bị lên báo cáo. Chúng trình bày khá tốt”.

Những kết quả trên chỉ mang tính cảm nhận, để biết rõ hơn ta phải xác định các mức độ mà sinh viên đạt được sau khi học bài đó. Nghĩa là ta phải đo được hiệu quả của bài dạy, thông qua khối lượng tri thức SV thu được.

3.5.1.6. Hiệu quả sử dụng các PPDH

Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học

Nội dung Đ1 Đ2 Đ2 – Đ1

1. Sinh viên tái hiện lại khái niệm 2.40 2.65 0.25

2. Sinh viên giải thích, chứng minh được khái niệm 2.48 3.09 0.61

3. Sinh viên phát triển khái niệm (mở rộng, thu hẹp) 2.30 2.42 0.12

4. Sinh viên vận dụng khái niệm giải quyết các bài tập 2.64 2.74 0.10

5. Sinh viên lĩnh hội kiến thức vượt ra ngoài giáo trình 2.36 2.91 0.55

6. Phát huy tính tích cực, độc lập của sinh viên 2.73 3.16 0.43

7. Rèn luyện khả năng học tập nhóm ở sinh viên 2.73 3.01 0.28

9. Rèn luyện phong cách, thói quen làm việc của CB KH 2.52 2.62 0.10

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy:

Trong lần đo 1 hiệu quả của PPDH tryền thống của các GV chỉ ở mức trung bình đến trung bình khá (dao động từ 2.30 đến 2.73).

- Nhưng sang lần đo thứ 2 hiệu quả tăng lên rõ rệt (Xchung= 2.62 đến 3.16), do áp dụng PPDH hiện đại kết hợp truyền thống làm bài dạy sinh động, SV phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập. Hiệu quả thu được cao nhất (độ lệch = 0.61), cụ thể là SV nắm vững khái niệm và chứng minh được vần đề, tiếp theo là SV lĩnh hội kiến thức vượt ra ngoài giáo trình (độ lệch = 0.55) thông qua các PP sử dụng sách, tài liệu cũng như dạy học theo tình huống. Hiệu quả của PPDH không chỉ dừng lại ở mức tri thức SV nhận được là bao nhiêu, mà còn rèn luyện cho SV nhiều kĩ năng mềm khác như rèn luyện khả năng làm việc nhóm, phát huy tính độc lập, tích cực của SV và rèn luyện phong cách, thói quen làm việc của cán bộ khoa học.

Như đã trình bày ở trên, nhược điểm cơ bản của GV trẻ các trường khối công nghệ là không được đào tạo phương pháp sư phạm. Với những ưu điểm và hiệu quả do khóa bồi dưỡng PPDH ở đại học đem lại, đánh giá của các GV về lớp khoá tập huấn này như thế nào?

3.5.1.7. Đánh giá của GV về sự cần thiết của việc bồi dưỡng PPDH

3.45 3.5 3.55 3.6 3.65 3.7 3.75 3.8 3.85 3.9 Do lần 1 Do lần 2 Series1

Biều đồ 3.5 Đánh giá của GV về sự cần thiết của việc bồi dường PPDH

Kết quả đo lường cho thấy nhận thức của GV về sự cần thiết phải bồi dưỡng PPHD là rõ ràng và sâu sắc (X=3.60) được đo ở lần 1, và lần đo thứ 2 càng thấy sự cần thiết của nhận thức trên (X= 3.84).

Qua hai kết quả trên ta thấy GVCH mong muốn được tập huấn thường xuyên để cập nhật những PPDH mới, hiện đại để phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn. Tuy vậy hình thức bồi dưỡng nào sẽ đạt hiệu quả cao nhất đối với GV?

Để phát triển đội ngũ GV, ngoài lớp bồi dưỡng về PPDH ở đại học, chúng tôi còn tổ chức một đợt bồi dưỡng chuyên môn kết hợp với Hội thảo khoa học và giao lưu với các cán bộ kĩ thuật, các chuyên gia đầu ngành về thực phẩm chức năng của Hội thực phẩm Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.

3.5.2. Kết quả bồi dưỡng chuyên môn và Hội thảo khoa học

Kết quả bồi dưỡng chuyên môn và Hội thảo khoa học được chúng tôi ghi nhận bằng PP quan sát và trò chuyện như sau:

3.5.2.1. Đánh giá về mặt nội dung bồi dưỡng

Đánh giá về mặt nội dung bồi dưỡn, Hội thảo khoa học, ý kiến phản hồi được chúng tôi tổng hợp lại là:

- Có đề cương chi tiết cho chuyên đề tập huấn, giới thiệu nguồn tài liệu phong phú. - Nội dung bồi dưỡng mang tính phóng phú và mang tính tổng hợp cao.

- Các kiến thức hỗ trợ cho chuyên môn, cụ thể là “Văn hóa ẩm thực” và “Phát triển sản phẩm truyền thống” được trình bày hấp dẫn.

- Hướng dẫn Phương pháp dạy học theo dự án (DHDA) bổ sung cho việc giảng dạy chuyên đề mới “Phát triển sản phẩm”.

- Được tiếp cận với xu thế phát triển môn “Phát triển thực phẩm” với các trường ĐH Singapore, Pingtung Đài Loan, ĐH Seoul Hàn Quốc.

- Đặc biệt thích thú với nội dung “Phát triển bao bì cho sản phẩm mới” và “Marketing thực phẩm”.

3.5.2.2. Đánh giá về tổ chức lớp tập huấn và Hội thảo

- Lớp học không quá đông (20 học viên) chia thành ba nhóm. Đa phần là học viên trẻ từ 12 trường đại học và cao đẳng phía nam, 5 thành viên đang công tác tại phòng phát triển sản phẩm của công ty Kỹ nghệ súc sản Vissan, dầu ăn Goldenhope

đã tạo nên sự hợp tác, hòa đồng trong học tập nhóm. - Tổ chức chu đáo, tài liệu đầy đủ.

- Các GV giảng dạy gia lớp tập huấn là những Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành đang giảng dạy tại các trường đại học trong nước và nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bồi dưỡng. Đặc biệt có sự tham gia của các GV đang làm việc tại các công ty đã tạo nên sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn của chuyên đề, một sự chia sẻ đồng nghiệp khá thú vị.

Quan sát lớp bồi dưỡng và Hội thảo trong ba ngày, chúng tôi – những người tổ chức cảm thấy hài lòng bởi mọi người còn nhiều điều để nói, để hỏi và thảo luận. Hy vọng trường STU, Khoa CNTP sẽ tổ chức thường xuyên những lớp bồi dưỡng, Hội thảo và giao lưu như thế này để nâng cao chất lượng đội ngũ GV, gắn kết lí luận và thực tiễn, giữa đào tạo và thị trường sử dụng sức lao động.

3.5.3. Hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng

Bảng 3.7: Hiệu quả của hình thức bồi dưỡng

Nội dung Đ1 Đ2 Đ1 - Đ2

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ SÀI GÒN (Trang 65 -72 )

×