2. Các khoá huấn luyện chính qui 3.27 3.29 0.02
3. Hội thảo, hội nghị khoa học 3.12 3.31 0.19
4. Tự học qua sách, đồng nghiệp 2.88 2.98 0.10
Từ bảng 3.7 ta có nhận xét:
Các khoá bồi dưỡng chuyên đề mang tính nội bộ được đa số các GV ủng hộ (X =3.67) được đánh giá là có hiệu quả nhất, do tính linh hoạt trong việc tổ chức như tập huấn với nhóm nhỏ, hiệu quả thu được cao, thời gian ngắn, có thể chủ động, nơi tập huấn thường được tổ chức ngay tại trường vì vậy cũng thoải mái hơn.
Tiếp theo là các khoá chính qui (X=3.27), khoá tập huấn này có thể tổ chức tại trường hoặc nơi khác, thời gian thường bị kéo dài từ 1 đến 2 tháng.
Sau khoá tập huấn có sự thay đổi rõ rệt nhất là bồi dưỡng thông qua các Hội thảo, Hội nghị Khoa học, chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (độ lệch chuẩn = 0.19)
Tiểu kết chương 3
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận về công tác quản lí hoạt động giảng dạy ở trường ĐHCL nói chung và trường ĐHNCL nói riêng; dựa trên kết quả thực trạng khảo sát công tác QL hoạt động giảng dạy tại trường, chúng tôi đề xuất 4 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng QL nhà trường nói chung và QL hoạt động giảng dạy nói riêng, đó là Kế hoạch hoá hoạt động giảng dạy của khoa, Quản lí nội dung chương trình đào tạo, Xây dựng đội ngũ GV và Phát trỉển đội ngũ GV.
Các biện pháp QL hoạt động giảng dạy mà chúng tôi đề xuất đã được đa số GV, CBQL trong mẫu khảo sát xác nhận là cần thiết và khả thi.
Do đặc thù của trường ĐHNCL là đội ngũ GV rất phong phú và đa dạng nên chúng tôi chọn biện pháp “Phát triển đội ngũ GV” để thực nghiệm một số nội dung như tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm, bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức hội thảo khoa học nhằm xác nhận tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp đề xuất.
Kết quả thực nghiệm cho thấy đã làm thay đổi trong nhận thức của GV về nhiều bình diện như lập kế hoạch bài dạy, xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn và tổ chức nội dung bài dạy, lựa chọn các PPDH cho một bài dạy,…Điều đó có nghĩa là biện pháp phát triển đội ngũ GV hoàn toàn có thể triển khai trong thực tiễn QL giảng dạy của nhà trường và đem lại kết quả. Giả thiết thực nghiệm đã được chứng minh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường, nghiên cứu đặc trưng của trường ĐHNCL và công tác quản lí hoạt động giảng dạy tại loại hình trường này. Căn cứ vào thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy tại trường STU, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Hoạt động giảng dạy là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Quản lí tốt hoạt động giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
2. Quản lí hoạt động giảng dạy là quản lí hoạt động dạy và quản lí các hoạt động, các lĩnh vực liên quan gần hay phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy như quản lí nội dung chương trình, quản lí chuẩn bị lên lớp và lên lớp của GV, quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, quản lí đội ngũ GV và quản lí cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học.
3. Trường ĐHNCL có đầu vào tuyển sinh thấp hơn so với các trường ĐH công lập cùng chuyên ngành, có đội ngũ GV phong phú và phức tạp, và hoàn toàn tự chủ về tài chính. Do đó, quản lí hoạt động giảng dạy tại trường ĐHNCL phải linh hoạt, vừa áp dụng những qui định quản lí trường ĐH nói chung, vừa vận dụng sáng tạo những qui định chung cho phù hợp với đặc thù của nhà trường như quản lí đội ngũ GV, quản lí hoạt động lên lớp của GV, …
4. Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lí hoạt động nói chung và từng nội dung quản lí hoạt động giảng dạy đều ở mức đầy đủ, khá rõ ràng. Song, thực thế thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy chỉ được đánh giá ở mức trung bình đến trung bình khá. Nguyên nhân của thực trạng này do tính phức tạp của đội ngũ GV tham gia giảng dạy tại trường.
5. Nhằm nâng cao chất lượng quản lí hoạt động này và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, bốn biện pháp quản lí được đề xuất với ý muốn đáp ứng tính đặc thù của trường ĐHNCL, đó là kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy, quản lí nội dung chương trình, quản lí đội ngũ GV và quản lí việc phát triển đội ngũ GV. Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp quản lí được đề xuất đều cần thiết và khả thi trong thực tiễn quản lí hoạt động giảng dạy tại trường. Riêng biện pháp “phát triển đội ngũ GV” được thực nghiệm thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả thực nghiệm đã phần nào chứng minh tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp.
Từ những kết luận và mong muốn cho các biện pháp được thực thi hiệu quả trong công tác quản lí hoạt động giảng dạy, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau:
1. Bộ GD & ĐT cần nhanh chóng xây dựng những qui định quản lí riêng, đặc thù cho loại hình trường ĐHNCL, làm điểm tựa pháp lí cho công tác quản lí hoạt động giảng dạy ở loại hình trường này.
2. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ GVCH làm đòn xeo, trụ cột cho hoạt động chuyên môn của khoa, trường, đặc biệt các bộ môn
chuyên ngành. Khi xây dựng đội ngũ chú ý cơ cấu để có sự chuyển giao giữa các thế hệ và bồi dưỡng phát triển chất lượng đội ngũ GV bằng nhiều hình thức, trong đó bồi dưỡng các chuyên đề tại chỗ là một cách làm được ưu tiên lựa chọn.
3. Trường cần chỉ đạo các khoa thành lập Tổ bộ môn. Nếu lực lượng mỏng có thể thành lập Tổ liên môn. Trưởng bộ môn là Tiến sĩ, chịu trách nhiệm về chuyên môn trước Trưởng khoa, làm như vậy việc quản lí chuyên môn sẽ thuận lợi và bớt gánh năng cho Trưởng khoa.
4. Mỗi khoa nên chủ động kế hoạch mời dạy, chú ý đội ngũ GV bán cơ hữu – những cán bộ kĩ thuật đang công tác tại công ty, xí nghiệp, các chuyên gia đang làm việc tại các Viện nghiên cứu tham gia giảng dạy có tác dụng nối liền giữa lí luận và thực tiễn nghề nghiệp, giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nhà trường cung cấp cho xã hội.
Khoa cần trù liệu một đội ngũ GVTG có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và yêu nghề, trách nhiệm cao với nghề dạy học để không bị động trong vấn đề mời dạy, đảm bảo tiến độ giảng dạy và chất lượng giang dạy.
Làm tốt công tác quản lí hoạt động giảng dạy từ cấp Tổ bộ môn, cấp Khoa, cấp Trường chắc chắn công tác quản lí nhà trường sẽ có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.