Khoa lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (Trang 58 - 62)

động ngoại khoá cho SV. 3.48 2.94

5. Khoa phân công GVCH, cũng như mời GVTG phụ trách môn

học và thông báo đền các GV. 3.52 3.37

6.Khoa lên thời khoá biểu các môn thực hành trong học kỳ và

phân công GV hướng dẫn. 3.69 3.59

- Nội dung được cho là rất cần thiết và cũng rất khả thi là “Khoa lên thời khoá biểu các môn thực hành trong học kỳ và phân công GV hướng dẫn” (X=3.69 và 3.59).

- Nội dung được cho là ít cần thiết và ít khả thi hơn là “Khoa lập kế hoạch triển khai đăng ký cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp thành phố hoặc cấp cơ sở” (X=3.39 và 2.89). Điều này là tồn tại trong các trường đại học nói chung mà cần thay đổi. Tuy nhiên, trong các trường ĐHCL, hoạt động nghiên cứu khoa học mạnh hơn bởi liên quan đến việc tích luỹ điểm để xét các danh hiệu nhà giáo.

3.3.3. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp 2

Cần thiết Khả thi 2.8 3 3.2 3.4 3.6 3.8 Xây dựng Thực hiện

Biểu đồ 3.2: Tính cần thiết, khả thi của biện pháp QL nội dung chương trình

Quản lí nội dung chương trình giảng dạy là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lí hoạt động giảng dạy. Trong việc quản lí nội dung chương trình, chúng tôi có tách thành hai bộ phận: 1/ Quản lí việc xây dựng chương trình và 2/ Quản lí việc thực hiện chương trình giảng dạy. Kết quả thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp này được thể hiện ở biểu đồ 3.2.

- Rõ ràng là biện pháp quản lí nội dung chương trình giảng dạy mà chúng tôi đề xuất được GV, CBQL xác nhận rất cần thiết (X= 3.5), trong đó quản lí việc xây dựng chương trình được cho là cần thiết hơn việc thực hiện chương trình (X=3.68 so với X=3.38). Nếu chúng ta xây dựng được một chương trình khoa học, tinh giản, phục vụ tốt cho nghề nghiệp tương lai của SV thì bản thân nó đã thúc đẩy những người thực hiện nó nghiêm túc rồi.

- Trong việc xây dựng chương trình, nội dung “Các khoa xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT, tham khảo các chương trình đào tạo nước ngoài cùng ngành nghề và sự cân đối giữa lí thuyết và thực hành” được cho là cần thiết rất cao (X=3.90), và việc thực hiện nội dung này cũng được đánh giá ở mức khả thi nhất (X= 3.37). Điều này thể hiện sự kết hợp giữa tính nguyên tắc với tính mềm dẻo; tính truyền thống với tính hiện đại trong việc xây dựng chương trình.

- Nội dung mà được cho là tính cần thiết, tính khả thi thấp hơn so với các nội dung khác trong biện pháp này là “Đưa vào nội dung chương trình các môn mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại” (X= 3.00 và 3.58). Điều này thể hiện tính thận trọng của GV, CBQL nhưng cũng thể hiện phần nào tính ngại thay đổi vì keó theo sự thay đổi về người dạy, về tìm tòi kiến thức mới.

- Đối với việc thực hiện chương trình CBQL, GV cho rằng cần thiết (X=3.38) và khả thi (X=

3.15), tính khả thi thấp hơn so với tính cần thiết của biện pháp.

- Trong đó, nội dung “Trưởng khoa làm việc và thống nhất với các GV về định hướng xây dựng đề cương của các môn học sao cho phù hợp với đặc thù phát triển của khoa và trường” và “GV phải luôn cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, những thay đổi trong thực tế, cũng như yêu cầu của doanh nghiệp để bổ xung cho nội dung bài dạy” được cho là rất cần thiết (X= 3.52 và 3.77). Nội dung quản lí mà GV và CBQL cho là ít cần thiết hơn các nội dung khác là “Tổ giám thị thường xuyên đi kiểm tra hoạt động lên lớp của GV, lịch nghỉ, lịch bù giờ của GV1 và GV2” (X= 2.98). (Xem thêm bảng 3.2, phụ lục 3)

- Về tính khả thi, chúng tôi nhận thấy nội dung “Tổ giám thị thường xuyên đi kiểm tra hoạt động lên lớp của GV, lịch nghỉ, lịch bù giờ của GVCH và GVTG” được cho là khả thi cao nhất (X=3.37), còn nội dung mà bị cho là khả thi thấp nhất là “Khoa theo dõi thời khoá biểu, số báo bài của từng lớp của Khoa.” (X=2.76). Một số khoa cho việc này không cần thiết, với lí do đã có tổ giám thị và ban thanh tra thực hiện.

- Biện pháp được đánh giá là rất cần thiết nhưng triển khai nó trong thực tiễn quản lí của nhà trường thì chỉ được đánh giá ở mức khá (X dao động từ 3.15 đến 3.22). Điều làm chúng tôi ngạc nhiên, là thực hiện chương trình lại khó hơn xây dựng chương trình giảng dạy, mặc dù sự chênh lệch không nhiều (X=3.15 so với X=3.22). (Xem them bảng 3.3, phụ lục 3)

Trong bốn biện pháp được đề xuất, chúng tôi quan tâm đến biện pháp 3, 4, đó là xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên – một đặc trưng của trường ĐHNCL và quản lí hoạt động giảng dạy ở loại hình trường này.

3.3.4. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi cuả biện pháp 3

Biện pháp 3 – Xây dựng đội ngũ giảng viên được phân thành 3 nhóm biện pháp nhỏ là: 1/ Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu; 2/ Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và 3/ xây dựng đội ngũ giảng viên bán cơ hữu. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp được thể hiện ở biểu đồ 3.2

2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 GVCH GVTG GVBCH cần thiết khả thi

Biểu đồ 3.3: Tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp xây dựng đội ngũ GV

- Kết quả thăm dò cho thấy việc xây dựng đội ngũ giảng viên được đa số GV,CBQL trong mẫu khảo sát cho rằng cần thiết cho trường STU, trong đó “Xây dựng đội ngũ GV cơ hữu” được cho là cần thiết nhất (X= 3.41), xếp thứ hai là “Xây dựng đội ngũ GV thỉnh giảng” (X= 3.36) và cuối cùng là “Xây dựng đội ngũ GV bán cơ hữu” (X= 3.29). Rõ ràng là cả ba lực lượng giảng viên này đều cần phải xây dựng để có một lực lượng GV đủ về số lượng, cao về chất lượng tham gia giảng dạy tại trường. Đây là tính đặc thù về quản lí đội ngũ giảng viên ở trường ĐHNCL.

- Tuy nhiên, khi triển khai biện pháp này trong thực tiễn quản lí của nhà trường thì ý kiến đánh giá có thấy việc “Xây dựng đội ngũ GV bán cơ hữu” ít khả thi nhất (X=2.93). Điều này có thể do trường mới chỉ có khoa Công nghệ thực phẩm mời GV bán cơ hữu tham gia giảng dạy, mặt khác việc tổ chức và mời được những cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí tại các công ty, xí nghiệp,.. tham gia giảng dạy ở trường ĐH Việt nam còn mới nên khó thực hiện. Xây dựng đã là một chuyện, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ GV như thế nào? Kết quả thăm dò về biện pháp 4 như thế nào?

3.3.5. Biện pháp phát triển đội ngũ GV

Phát triển đội ngũ GV thực chất là quản lí việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy của GV. Kết quả thăm dò về biện pháp này được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2- Phát triển đội ngũ giảng viên

Mức độ Biện pháp Cần thiết (X) Khả thi (X) 1. Bồi dưỡng các vấn đề chung về quy chế đào tạo: đào tạo

theo tín chí, phương pháp giảng dạy ở Đại học, ….. 3.52 3.20 2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cấp trường, khoa nghiệp vụ sư

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy tại trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)