Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

27 Thời báo ngâ nh ng, sà ố 49, ng y 18/6/2003, trang 3 à

3.2.1 Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn

nhanh về số lượng và tỷ trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khu vực này, đặc biệt là vốn dài hạn:

Mặc dù dư nợ tín dụng đối với KVNQD năm 2002 ước đạt 128.700 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần dư nợ tín dụng cấp cho khu vực này năm 1997 (tăng 415,16%) và tỷ trọng từ 49,84% năm 1997 tăng lên 59,69% năm 2002, nguồn

vốn tín dụng này vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của KVNQD, cũng như không tương xứng với vai trò, vị thế của khu vực này trong nền kinh tế. Bảng 8 dưới đây là kết quả từ một cuộc điều tra gần đây cho thấy: theo các DNNN, trong năm 2000, số tiền họ được vay tín dụng thường đáp ứng tới 97,5% nhu cầu vay vốn tín dụng dài hạn và 93,7% nhu cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn. Trong khi đó, con số tương ứng của các DNNQD là 79,5% và 91,8%, thấp hơn so với DNNN. Đáng chú ý là mức vốn trung bình mà các DNNN được vay từ các ngân hàng cao hơn nhiều so với các DNNQD: gấp 3 lần đối với vay dài hạn và gấp 1,3 lần đối với vay ngắn hạn.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do những quy định về việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng để xác định mức cho vay, nhất là những tài sản như đất đai, nhà xưởng còn thấp so với giá thị trường, vì vậy mức vốn tín dụng được duyệt cho vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp (do họ chỉ được vay tới 70% giá trị tài sản bảo đảm nợ vay).

Bảng 9: Tình hình vốn vay của doanh nghiệp năm 2000

Số tiền vay bình quân (tr. đồng) (A)

Số tiền được vay bình quân (tr. đồng) (B) Tỷ lệ bình quân được vay (%) = B/A*100 Vay dài hạn Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vay ngắn hạn Vay dài hạn Vay ngắn hạn DNNN 23182,8 16939,4 22608,7 15873,8 97,5 93,7 DNNQD 9241,6 13409,0 7345,2 12316,1 79,5 91,8

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra về sự khác biệt trong chính sách và thực hiện các chính sách đối với DNNNvà DNNQD, dự án VIE/97/016, tr.20.

Bên cạnh đó, số liệu ở bảng 8 cũng chỉ rõ nhu cầu về vốn dài hạn của các DNNQD, khác với các DNNN, được đáp ứng ít hơn nhiều so với nhu cầu vốn ngắn hạn. Nguyên nhân thứ nhất là do các ngân hàng thực tế không có nhiều vốn để cho vay trung - dài hạn, vì vậy các ngân hàng phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Việc cho vay dài hạn trên cơ sở tiền

gửi ngắn hạn là mạo hiểm đối với các NHTM bởi vì rất có thể các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi số tiền gửi này đến hạn trả cho người gửi trong khi số tiền cho vay dài hạn lại chưa đến hạn thu hồi vốn.

Khung 1: Cỗ xe một ngựa

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện tại và trong nhiều năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ là kênh huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính chủ yếu cho nền kinh tế. Nói như vậy cũng có nghĩa là thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng còn lâu mới có thể đảm đương được sứ mệnh mang tính bản chất và vốn có của nó là huy động các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án dài hơi. Và như vậy gánh nặng này vẫn tiếp tục đè nặng lên vai hệ thống ngân hàng. Có người ví tình trạng này tương tự như hoàn cảnh “không có bò bắt ngựa kéo cày”.

Trong vòng vài năm gần đây, đã có không ít trường hợp các NHTM Việt Nam (kể cả quốc doanh và cổ phần) hợp sức lại để cho vay đồng tài trợ các dự án lớn trị giá tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng với thời hạn cho vay kéo dài 7 năm, 10 năm và thậm chí còn lâu hơn nữa. Bên cạnh sự nỗ lực lớn của các NHTM trong việc phát huy nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng một câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng các ngân hàng Việt Nam đã và đang huy động được những khoản vốn lớn với thời hạn dài đủ sức tài trợ cho các dự án dài hơi? Tiếc rằng thực tế lại không phải như vậy.

Tổng giám đốc một NHTM Nhà nước cho biết phần lớn nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được (khoảng 80%) là vốn ngắn hạn (dưới 1 năm), vốn dài hạn thì phần lớn cũng chỉ từ 2 năm trở xuống. Một con số giật mình được vị Tổng giám đốc trên đưa ra là hiện ngân hàng sử dụng 60% vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn trong khi để đảm bảo hoạt động an toàn thì tỷ lệ này chỉ nên vào khoảng 25% đến 30%. “...hết sức rủi ro xét về lâu dài nhưng không còn con đường nào khác. Sự phát triển của nền kinh tế buộc hệ thống ngân hàng phải tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn ngắn hạn”- vị Tổng giám đốc bày tỏ sự lo ngại.

Nguồn: Thời báo ngân hàng, Cỗ xe một ngựa, số 48, ngày 13/6/2003, tr.1.

Nguyên nhân thứ hai là do các DNNQD không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cụ thể : các DNNQD thường không bảo đảm vốn tự có bằng 15% tổng vốn đầu tư vào dự án28; thiếu tài sản thế chấp với đầy đủ giấy tờ hợp lý; tổ chức hạch toán kế toán không đúng theo pháp lệnh hiện hành, kết quả là các báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy; trình độ lập dự án kinh doanh của các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh còn kém, số liệu thiếu chính xác...(Theo nhóm khảo sát của CIEM về tình hình thực thi Luật Doanh nghiệp, đa phần các công ty không hề tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định báo cáo tài chính của Luật này. Chỉ có 15-20% doanh nghiệp thực hiện đầy đủ báo cáo tình hình tài chính của mình như đã được quy định tại Điều 118 của Luật Doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính này khi được gửi đến cơ quan đăng ký thành lập doanh nghiệp thường không đầy đủ, thiếu chính xác cả về nội dung và hình thức29). Sở dĩ các ngân hàng đưa ra những điều kiện trên là bởi vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ cần đặt đồng vốn của mình vào nơi an toàn, có khả năng sinh lời và phù hợp với chiến lược kinh doanh đã được đặt ra. Muốn tiếp cận được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp cần tự chứng minh họ là khách hàng phù hợp bằng dự án kinh doanh khả thi, bằng sự minh bạch trong quản lý, công tác kế toán, bằng thiện chí cộng tác...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w