có thể nắm bắt được. Điều này trước hết gây khó khăn trong việc điều hành doanh nghiệp cho chính những người chủ doanh nghiệp. Họ sẽ gặp phải những hạn chế, vướng mắc trong công tác tổ chức nhân sự, trong việc hoạch định kế hoạch cũng như phân tích dự án, các cơ hội, rủi ro đầu tư...Trên thực tế, do kém hiểu biết và nhận thức, việc thực hiện Pháp lệnh về tài chính và thống kê của Nhà nước trong các doanh nghiệp này chưa được thực hiện nghiêm túc, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng kinh nghiệm bản thân. Do đó, họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì không chứng thực được năng lực kinh doanh cũng như tình hình tài chính của bản thân một cách rõ ràng.
e. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: doanh:
Trong quá trình phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có thể huy động vốn thông qua bốn nguồn chủ yếu: vốn tự có, thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng và nguồn vốn vay từ nước ngoài. Thực tế đã chứng minh rằng, vốn tự có trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta rất hạn chế, không đủ thể đáp ứng nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề cần nhiều vốn. Việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán còn cản trở do: thứ nhất, thị trường chứng khoán mới ra đời vào tháng 7/2000 và chưa thực sự phát triển; thứ hai, điều kiện tham gia thị trường chứng khoán là tương đối cao5 đối với quy mô của kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, việc vay vốn từ nước ngoài cũng đòi hỏi KVNQD đáp ứng những điều kiện khắt khe của bên cho vay. Vì vậy, để phát triển kinh tế ngoài quốc doanh chỉ có thể dựa vào nguồn vốn của ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: