1. Khái quát về hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời theo Sắc lệnh 15/SL ngày 16-5- 1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử của lĩnh vực tài chính Việt Nam. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngay từ khi ra đời đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn cách mạng, đó là:
- Phát hành giấy bạc, điều hoà lưu thông tiền tệ, - Quản lý ngân quỹ quốc gia,
- Quản lý ngoại tệ và thực hiện thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài,
- Quản lý kim dung bằng thể lệ hành chính, - Đấu tranh tiền tệ với địch,
- Huy động vốn của dân, điều hoà và mở rộng tín dụng để phát triển sản xuất.
Năm 1960, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước, vừa thực hiện vai trò của một ngân hàng trung ương vừa đảm nhiệm vai trò của một ngân hàng thương mại. Mặc dù Nhà nước còn sở hữu 2 ngân hàng khác là Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhưng trên thực tế 2 ngân hàng này hoạt động như những chi nhánh đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước: NHNT tài trợ cho các hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại hối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước trong khi NHĐT&PT cung cấp vốn dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình công cộng. Chính vì thế mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn này có đặc điểm là một cấp, cụ thể:
- Thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, độc quyền và duy nhất,
- Thực hiện đồng thời hai chức năng: quản lý nhà nước và hạch toán kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,
- Được xây dựng và quản lý theo cơ cấu tổ chức hành chính, hoạt động theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung trên phạm vi cả nước
Năm 1988, cùng với công cuộc đổi mới trên phạm vi cả nước, hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26-3-1988 của HĐBT về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
- Chức năng quản lý ngân quỹ quốc gia được tách khỏi NHNN để hình thành hệ thống Kho bạc Nhà nước,
- Chức năng kinh doanh cũng được tách khỏi NHNN và được trao cho các ngân hàng thương mại,
- Thành lập 2 ngân hàng mới: Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, cùng với NHNT và NHĐT&PT hoạt động như những ngân hàng thương mại.
Như vậy kể từ năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước (còn gọi là Ngân hàng Trung ương) và các ngân hàng chuyên doanh (còn gọi là ngân hàng trung gian), trong đó NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, các ngân hàng chuyên doanh thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bốn ngân hàng chuyên doanh hoạt động độc quyền cho đến khi Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời và có hiệu lực từ ngày 1-10-1990, theo đó mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, cho phép thành lập các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Trong những năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X thông qua ngày 12/12/1997, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi
nhánh của ngân hàng nước ngoài đã được thành lập và cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại. Các NHTM quốc doanh chuyển từ hoạt động cho vay chính sách hoặc chỉ định sang hoạt động cho vay thương mại, có được sự tự chủ hơn trong kinh doanh, vì vậy cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Chưa bao giờ trong lịch sử ngành ngân hàng, các NHTM lại phát triển mạnh như hiện nay, ngoài 5 NHTM quốc doanh, nước ta còn có 37 NHTM cổ phần, 13 công ty tài chính, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và một hệ thống gần 1.000 quỹ tín dụng dân nhân ở cả trung ương và cơ sở6. Mặc dù có sự xuất hiện của nhiều NHTM ngoài quốc doanh, các NHTM nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo, có thị phần chiếm tới 70% tổng tín dụng của cả nước. Nhóm cung cấp tín dụng nhiều thứ hai là các ngân hàng nước ngoài với thị phần 15%, tiếp theo là các NHTM cổ phần với tỷ trọng 12%, thấp nhất là các ngân hàng liên doanh có thị phần chỉ ở mức 3%.
Biểu đồ 1: Thị phần cho vay phân theo loại hình tổ chức tín
dụng
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Banking Sector Review, trang 9. Cùng với quá trình hội nhập khu vực và thế giới của nền kinh tế, nhất là kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực7, rồi đây sẽ có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh