Kinh tế ngoài quốc doanh 3 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng 154.927 196.057 48.958 170.141 212.879 58.626 184.836 230.247 66.212 205.379 256.201 74.518 Tổng số % 100 100 100 100 1. Kinh tế Nhà nước

2. Kinh tế ngoài quốc doanh 3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

%% % % 38,74 49,02 12,24 38,53 48,19 13,28 38,40 47,85 13,75 38,31 47,78 13,91

Chú thích: số liệu năm 2002 là sơ bộ. Nguồn: Niêm giám thống kê 2002.

Trong những năm qua (95-2002), tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn ở mức cao (trên 7%/năm), chỉ đứng sau nước láng giềng Trung Quốc. Có được kết quả này một phần lớn nhờ vào đóng góp KVNQD. Theo số liệu từ bảng 2 thì tỷ trọng của khu vực này trong GDP của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2002 lần lượt là 49,02% năm 1999, 48,21% năm 2000, 47,04% năm 2001và 47,79% năm 2002 - luôn cao hơn tỷ trọng của KVQD (tương ứng là 38,74%; 38,52%; 38,40%; 38,31%). Điều này khẳng định vị trí quan trọng của của KVNQD trong nền kinh tế Việt Nam, tuy rằng tỷ trọng của khu vực này những năm gần đây đã giảm xuống đôi chút so với năm 1999, là năm mà nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất (4,77%) trong 4 năm qua trong khi tốc độ tăng trưởng của ngoài quốc doanh lại cao hơn khu vực nhà nước. Như vậy, có thể nhận thấy rằng khi mà khu vực quốc doanh không phát huy được vai trò tiên phong cuả mình thì chính khu vực ngoài quốc doanh là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì cũng trong năm 1999, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 4 gần đây.

Kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh, góp phần kích thích sự phát triển sôi động của nền kinh tế.

Rõ ràng sự phát triển nhanh chóng của KVNQD trong thời gian qua, đồng nghĩa với sự gia tăng số lượng chủ thể kinh tế tham gia thị trường đã “hâm nóng” cạnh tranh trên thị trường trong nước. Thực tế đã chứng minh sự tồn tại và phát triển của KVNQD buộc các DNNN phải phân tích, hoạch định chiến lược kinh doanh cho hợp lý hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, điều này cũng có nghĩa rằng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh không những không làm suy yếu kinh tế quốc doanh mà còn thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn. Trong những năm qua, KVNQD với những đặc trưng vốn có của mình đã đóng vai trò hỗ trợ, vệ tinh cho KVQD, giải quyết những yêu cầu nền kinh tế đặt ra mà KVQD không thể giải quyết triệt để hoặc hiệu quả . Như vậy, với vai trò này, KVNQD vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là đối tác làm ăn trong quá trình cung cấp đầu vào, hoàn thiện, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho KVQD. Sự kết hợp về sản xuất - tiêu thụ giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra một dây chuyền sản xuất mới của xã hội, có tác dụng rút ngắn thời gian sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp tích cực vào quá trình CNH - HĐH của đất nước:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đưa ra mục tiêu đến năm 2010, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Bên cạnh đó cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2005 có khoảng 60% doanh nghiệp cổ phần hoá. Như vậy trong những năm tới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ được mở rộng và là nơi tập trung vốn, nhân lực cho những ngành kinh tế đòi hỏi nhiều hàm lượng tri thức như công nghệ thông tin, điện tử... cũng như có thể lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh không cần nhiều vốn, có mức lợi nhuận không cao mà các nhà đầu tư lớn ít quan tâm tới. Đây cũng là quan điểm của Đảng ta trong quá trình CNH - HĐH đất nước.

Chính vai trò to lớn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng nên lần đầu tiên Đảng dành một Nghị quyết về định hướng phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết Trung Ương khoá IX đã khẳng định: “sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hóa, giáo dục...”

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w